MENU

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

BÀI CA NGỰC LÉP - Bình Minh (BVT)



BÀI CA NGỰC LÉP
Bình Minh (BVT)

Xứ ta người thấp kẻ cao
Người thì ngực nổi như bao bánh mì
Lại có bộ ngực li ti
To thì không phải, nhỏ thì chẳng nên
Đa phần là đám dân đen
Thiếu ăn ngực lép, làm nên Lạc Hồng

“Ngày xưa ngực lép phồng lên
Diệt tan lũ giặc, tim trên mặt trời” (*)
Trải qua sóng gió đổi dời
Những bộ ngực lép truyền đời về sau

Từ đâu sóng gió thổi về
Xứ nam một bận bốn bề liêu xiêu
Năm xưa có bộ ra điều
Cấm bộ ngực lép làm liều lái xe
Dân tình kêu thét ê hề
Bộ ta xin rút trở về nghĩ thêm

Gần đây liên bộ Tế-Thông
Lại quay trở lại cái vòng thuở xưa
Đưa ra quy định bựa này:
Ngực to tiểu chuẩn phải ngoài bảy hai
Ai mà không đạt chuẩn trên
Thì bắt lỗi hết, về quê cưỡi bò

Cứ như cái bộ quy này
Nay mai lại có ban ngành Ngực Tra
Chẳng may em có ra đường
Bác lại sờ cái đừng la ó gì
Cầu vai, biển hiệu đã ghi
Ban kiểm tra ngực, to thì cho qua!

Hóa ra đất nước mạnh hùng
Cứ phải bộ ngực to đùng mới xong
Hóa ra các vụ tai-thông
Bởi vòng ngực lép, ngực phồng gây nên
Sinh ra quy định thật hên
Làm nghề bơm ngực nằm trên đống tiền!

                        Taoyuan 26/08/2013

Chú giải:
(*) Hai câu thơ này lấy từ ý thơ của Tố Hữu trong bài thơ: “Huế tháng Tám”
" Ngực lép bốn nghìn năm
Trưa nay cơn gió mạnh
Thổi phồng lên diệt giặc..
Tim bỗng hóa mặt trời”

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Thương tiếc đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm!



                                            


       Mình gặp bố đúng 2 lần trong đời, mỗi một lần không đầy 30 phút. Ấy cũng là do cơ duyên và cũng là do công việc. Mình giúp một anh bạn làm luận án tiến sĩ về ngành tôn giáo nên có nhu cầu về Bùi Chu tìm hiểu về lịch sử phát triển đạo ở đó ra sao, đức tin luân lý như thế nào? Mình thì vốn chả ưa mấy cái bố của viện tôn giáo hay các bố ở ban tôn giáo chính phủ chỉ là phường nghiên cứu tôn giáo theo kiểu định hướng chính trị, nghiên cứu để mà thông trị, định hướng giáo phái, giáo dân theo ý của quan trên, thậm chí khi hữu sự còn tìm cái sai, cái lỗi để mà moi móc, mòi mọc người ta. Nhưng với ông anh này thì mình thấy thực tâm nên mới giúp đỡ đi cùng trong hai chuyến liên hệ. Hai lần gặp bố Tiệm, bố tiếp đón, bố nói chuyện hỏi han hòa nhã, và nhất là cái cách diễn đạt tư duy thần học một cách minh triết, tư duy và cái nhìn về văn hóa một cách khoa học. Bố còn nhắc mình: Thạch học văn hóa, nếu mai này có điều kiện làm luận án tiến sĩ thì nên tìm hiểu và làm đề tài về “Những nét đặc sắc khu biệt trong Văn hóa của giáo dân Công giáo Việt Nam”. Trước khi từ giã bố  ra về bố còn dặn mình nếu khi nào nghiên cứu về đề tài đó mà bí quá thì về gặp bố! Đó cũng là động lực cơ bản để mình viết xong trọn bộ 5 chương của đề tài: “TÌM HIỂU ĐÔI ĐIỀU VỀĐẠO CÔNG GIÁO VIỆT NAM”, đấy là đề  tài mình  tự viết ra chẳng phải là luận án tiếc sĩ, hay liệt sĩ gì nên mình cũng chẳng dám tìm đến bố để mà nghe  tư vấn. Nhưng rồi …. Giả sử nếu có ngày mà mình làm luận án về điều đó thật thì cũng chẳng bao giờ còn cơ hội gặp bố nữa rồi! Bố đã về an lành bên chúa (17/08/2013)! Ngàn thu thương tiếc đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm – Người cha đáng kính của giáo dân Bùi Chu! Thế là từ nay Bùi Chu vắng bố! Bố ơi!


                                       
Bùi Chu một sớm lập thu

Hiu hiu gió thổi, sắt se bầu  trời
Rưng rưng đau đớn đôi môi
Buồn phơ phất phảng, bồi hồi tiếc thương!

Cõi đời tạm bợ hữu sinh
Sống trăm năm tuổi, nước trời ngàn thu
Sinh là tu, tử là hoàn
Vâng theo Thánh ý lo toan giáo đoàn

Chuông thu khắc khoải âm sầu
Cha về chầu Chúa đời đời bình an,
Thiên đàng hạnh phúc chứa chan
Mai này tụ họp, vạn ngàn chiên dân!

                                                     Trung Hoa dân quốc 18/08/2013

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Máu người như tiết canh vịt!


          Buổi chiều ngày 4.8, Nguyễn Văn Tin, 35 tuổi ở Núi Thành, Quảng Nam đang bốc vác thuê thì nhận được điện thoại báo tin vợ anh phải vào viện cấp cứu. Người đàn ông này tức tốc chạy đến bệnh viện, vừa lúc nữ hộ sinh bế đứa bé ra và bảo người cha khốn khổ “mang về lo hậu sự”. Đứa bé được quấn trong một chiếc khăn mua vội, được đựng trong một vỏ thùng mì tôm xin được của ai đó. Và sau khi “làm ma”, người cha “tắm hậu sự” cho con thì phát hiện đứa bé đã tím tái đang hua tay lên trời.
     “Con khóc một tiếng khiến lòng tôi đau nhói. Nếu gia đình tôi không cẩn thận, không mang cháu ra tắm rửa thì chính tôi là kẻ đã mang con mình đi chôn sống”- người đàn ông chất phác nghẹn ngào.
      Kinh khủng. Sốc. Phẫn nộ. Hoang mang. Vô nhân tính. Khốn nạn. Thất đức. Đây là những từ ngữ mà dư luận xã hội đã dùng để mô tả sự phẫn nộ của họ. Cũng chính là những từ ngữ mà sau đó chỉ một ngày, họ bày tỏ thái độ khi xảy ra vụ “2 mẹ con sản phụ chết vì bị bỏ mặc” ở Cần Thơ, và nghiêm trọng nhất là vụ “Nhân bản hàng ngàn kết quả xét nghiệm” tại BV đa khoa Hoài Đức được báo chí phát hiện.