MENU

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Thơ Đá cuội - Nguồn

NGUỒN
     Bình Minh(BVT)

Nguồn tít trên cao?
Suối chảy rì rào
Giật đèo thác đổ
Ầm!

Chuyên đề tìm hiểu về đạo công giáo Việt Nam- Phần II


CHƯƠNG II
Ý NGHĨA THÁNH LỄ CÔNG GIÁO VIỆT NAM

      Trong đời sống Ki-tô hữu thì cầu nguyện là một hành động thường xuyên cần làm và được giáo hội khuyến khích thực hiên. Còn việc tham dự thánh lễ là một điều bắt buộc mỗi tín hữu phải hiệp thông ít nhất một tuần một lần vào ngày chủ nhật và các ngày lễ trọng khác theo lịch. Tìm hiểu thánh lễ của người công giáo tại Việt Nam cũng mang những nét chung cơ bản của các thánh lễ công giáo trên thế giới. Tuy nhiên đôi chỗ cũng có những nét riêng để phù hợp với khuân khổ và hoàn cảnh văn hóa xã hội của Việt Nam. Dưới đây tôi xin được luận giải ý nghĩa chi tiết từng phần, từng nghi thức của thánh lễ công giáo tại Việt Nam theo nguyên tắc tôn trọng và phản ánh đúng, đầy đủ tiến trình từ đầu đến cuối của một buổi lễ. Giá trị đích thực của việc dâng thánh lễ với người Công giáo chủ yếu nằm ở hai vấn đề chính yếu sau:
1.      Việc thể hiện niềm tin tôn giáo - suy ngẫm lời chúa để củng cố thêm niềm tin tôn giáo;
2.       Tưởng niệm lại những hy lễ mà Giêsu đã truyền dậy (còn gọi là phép thánh thể) qua đó biến những bánh và rượu thành vật tế lễ mà loài người dâng lên thiên chúa để xin ơn hiệp thông và ơn tha tội ngõ hầu được an bình trong chúa.
Thánh lễ công giáo bao gồm bốn phần cơ bản là:
1. Nhập lễ (Từ đầu đến lời nguyện nhập lễ)
2. Phụng vụ Lời Chúa (Từ khi đọc bài đọc 1 đến hết lời nguyện giáo dân)
3. Phụng vụ Thánh Thể (Từ dâng lễ vật cho đến hết phần rước mình thánh chúa)
4. Kết lễ (Phần còn lại)

PHẦN I: NHẬP LỄ
            Nghi thức nhập lễ chỉ là phần khởi đầu của thánh lễ để dẫn nhập vào phần quan trọng sau đó là phụng vụ lời chúa. Cũng chính vì thế mà tùy những trường hợp dâng lễ cụ thể mà linh mục có thể cắt bớt một vài khâu ở nghi thức đầu lễ để thánh lễ diễn ra nhanh, gọn phù hợp với hoàn cảnh. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu trình tự từng nghi thức trong phần nhập lễ trong một thánh lễ hoàn chỉnh:
            1. Hát Nhập lễ:
            Trong bất kỳ một giáo họ, giáo xứ nào cũng đều có một hội những người hát lễ gọi là ca đoàn. Việc thực hiện các bài hát ca tụng được ca đoàn phụ trách và cộng đoàn cùng với ca đoàn hòa một nhịp tạo nên một “cộng đoàn ca” trong thánh lễ. Có những nơi thì trước thánh lễ ca đoàn đã chuẩn bị sẵn tất cả các bài hát trong thánh lễ in ra giấy để ộng đoàn học trước và hát cùng ca đoàn trong thánh lễ. Tuy nhiên có nhiều nơi thì ca đoàn phụ trách hát (những bài hát theo khuân khổ quy định trong sách phụng vụ thánh lễ, hoặc những bài hát thánh ca có ý nghĩa tương tự như chủ đề thánh lễ) và khi ca đoàn hát thì cộng đoàn ai thuộc sẽ hát theo, ai không thuộc thì nghiêm trang lắng nghe và hiệp thông sốt sắng. Trong khi ca đoàn hát thì Linh mục (chủ tế) cùng đoàn lễ nghi sẽ bước ra trước bàn thờ để làm thủ tục tiến lên bàn thờ chuẩn bị dâng thánh lễ.
            Thông thường các bài hát đầu lễ sẽ thể hiện được chủ đề của ngày lễ đó là lễ mừng hay lễ phụng vụ, chủ đề của tin mừng hôm đó hướng tới vấn đề gì…. Tuy nhiên mục đích cơ bản nhất của bài hát đầu lễ là tạo nên một không khí hiệp nhất cho cộng đoàn khi tất cả mọi người cùng đứng trước bàn thờ ca vang lời ca đầu lễ, cũng là bài hát để lấp đầy khoảng thời gian trống trong lúc đoàn lễ nghi từ phòng chuẩn bị tiến ra bàn thờ chuẩn bị bắt đầu thánh lễ.
            Sau khi chủ tế đã tiến lên bàn thờ, chủ tế  sẽ tiến lại hôn bàn thờ, đoàn lễ nghĩ (những người giúp việc thánh lễ) sẽ tiến về vị trí của mình thì ca đoàn và cộng đoàn sẽ ngưng hát ca khúc nhập lễ. Nghi thức hôn bàn thờ (có những thánh lễ quan trọng còn có cả xông hương bàn thờ) nhằm thể hiện sự tôn vinh thiên chúa mà cụ thể ở đây chính là đức Giê-su vì chính ngài là trung tâm của thánh lễ, chính ngài ngự nơi bàn thờ và cũng chính ngài là bàn thờ và là vật tế lễ của bàn thờ để con người dâng lên chúa cha. Nếu có xông hương cũng nhằm tạo thêm phần long trọng, thêm sự ấm cúng trong nghi thức.
            2. Làm dấu thánh giá và lời đầu lễ
            Việc làm dấu thánh giá như một khởi đầu bắt buộc với mọi giáo dân khi cầu nguyện hoặc dâng thánh lễ. Đó là câu nhân danh thiên chúa thể hiện lên mầu nhiệm một chúa ba ngôi: “Nhân danh thiên chúa cha và chúa con và chúa thánh thần”. Việc làm dấu được đánh trên trán tới trái tim rồi hai vai và kết thúc bằng Amen tạo nên một nét vẽ hình thánh giá trên cơ thể mỗi giáo dân cũng nhắc nhở giáo dân nhớ tới cây thập giá mà chính Giê-su đã chịu chết để cứu nhân loại. Và không chỉ trong thánh lễ mà ở bất kì đâu khi làm dấu thì đó cũng là hành động đặc thù nhất để  người công giáo khẳng định cho mọi người biết họ chính là người mang niềm tin công giáo và tự hào là con cái thiên chúa.
            Câu kết Amen chính là ngôn ngữ của người Do-thái. Đạo công giáo lấy nguyên văn câu kết đó để thể hiện đúng, đầy đủ bản chất và ý nghĩa của một lời nguyện kết mà con người dâng lên thiên chúa. Có thể hiểu đại ý của từ Amen dịch từ tiếng Do-thái sang tiếng Việt có nghĩa là “vâng”, “đúng như vậy”, “ước như vậy” hoặc “tin như vậy”. Nói chung tùy ngữ cảnh của lời nguyện mà chúng ta có thể hiểu theo một chiều hướng nào đó dễ nghe và dễ hiểu nhưng tựu chung lại thì đó là câu kết khẳng định niềm tin vào những gì mà người công giáo đã tuyên xưng trước đó, hoặc xin trước đó.

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐIỀU VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM - PHẦN I


CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐIỀU
VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM

Tác giả: BÌNH MINH (Bùi Văn Thạch)


CHƯƠNG I
KIẾN GIẢI MỘT SỐ ĐIỀU VỀ KI-TÔ GIÁO


            Ki-tô giáo lấy bộ kinh thánh Cựu ước và Tân ước làm bộ sách thánh của mình. Một điều đắc biệt mà hôm nay ai cũng biết ấy là Kinh thánh Ki-tô giáo chính là bộ sách bán chạy nhất thế giới mọi thời đại. Có điều đó một phần cũng do người theo đạo Chúa Trời đứng hàng thứ 1 thế giới về số đông nhưng cũng một điều nữa là những vấn đề mà cuốn sách ấy đưa ra có sức hấp dẫn riêng của nó mà không phải chỉ những tín hữu mới mua mà rất nhiều người chẳng theo tín ngưỡng Ki-tô vẫn mua để tìm hiểu, luận giải nhiều điều của riêng họ.
            Nhiều người nói rằng “Cựu ước” nên đổi tên thành Giao ước thứ nhất, còn “Tân ước” nên đổi thành Giao ước thứ hai, tôi không phủ nhậ những suy luận logic của họ bởi điều đó cũng có phần đúng. Thực chất Cựu ước hiểu theo nguyên nghĩa của nó tức là Giao ước cũ (Cựu: cũ; Ước: Giao ước, hẹn ước), và Tân ước tức là Giao ước mới (Tân: mới; Ước: Giao ước, hẹn ước). Đạo Công giáo lấy cả Cựu ước và Tân ước làm hai bộ sách thánh và gọi là Kinh thánh trọn bộ. Theo một góc nhìn nào đó thì rõ ràng nếu có giao ước mới thì sẽ thay thế giao ước cũ là lẽ đương nhiên, tuy nhiên vấn đề ở đây chính là việc phát sinh giao ước mới lại dựa trên nền tảng giao ước cũ chính vì thế mà dù cho có gọi là giao ước thứ nhất, thứ hai hay là giao ước cũ mới thì chúng ta đều phải hiểu rằng hai cuốn giao ước lại thống nhất trong một vấn đề và phục vụ một vấn đề ấy chính là loan truyền về đấng cứu thế.
            Có thể nói nếu chúng ta chú tâm một chút chúng ta sẽ hiểu rằng Cựu ước là cuốn sách mà ở đó đức Giê-hô-va hay là Thiên chúa của Áp-ra-ham, của I-sa-ác… đã sáng tạo nên thế giới và loài người rồi ban cho họ những đặc ân được sống hạnh phúc ấm no trong vườn địa đàng. Nhưng con người vốn dĩ mang nhục thể thế gian chịu sự cám dỗ của con rắn xảo quyệt và Eva – Adam đã ăn trái cây đức chúa cấm để rồi mang vào mình tội lỗi gọi là tội tổ tong truyền cho muôn đời con cháu. Đó chính là nguồn cơn ban đầu để có một giao ước mang tính lịch sử chính là Đức chúa sẽ sai một đấng cứu tinh đến để cứu rỗi loài người khỏi tội lỗi. Xuyên suốt kinh thánh cựu ước chúng ta sẽ thấy đó là điều quan trọng nhất, còn các giao ước khác với các tổ phụ dân Ít-ra-en thì chỉ mang tính thời đại và mang tính giáo huấn cho những con dân Ít-ra-en mà thôi. Xin ví dụ như trong cựu ước có quy định rõ nếu con người phạm tỗi có thể giết một con Chiên, con Bê… để làm lễ tế và được tha tội. Nhưng tội tổ truyền thì vẫn chẳng được tha. Vậy nên phải cần đến một hy lễ đặc biệt để có thể được thiên chúa tha thứ trọng tội này? Hy lễ đó chỉ có thể được thiết lập khi Giê-Su( còn gọi là đấng Mết-si-a hay là đức Ki-tô) – chính là con chúa Trời là Ngôi lời nhập thể là Ngôi hai thiên chúa xuống thế và lập ra.
            Trong cuốn Cựu ước có rất nhiều sách như Sáng thế, Xuất hành, Lê-vi, Đệ nhị luật, Các vua…mô tả lịch sử của loài người từ khi thiên chúa sáng tạo thế giới muôn vật và loài người đến trước thời Giê-su sinh ra, chủ yếu viết về lịch sử phát triển vận động của người It-ra-en. Khi tìm nói về cuốn Cựu ước tôi có thể nói rằng đây thực chất là một cuốn sách mang tính sử thi, thần thoại (mà nó vốn dĩ là thần thoại bởi nó là cuốn sách của đạo Do thái giáo) đã diễn tả một cách hào hùng và hung tráng những bước thăng trầm có nước mắt bi ai, có chiến thắng lẫy lừng của một dân tộc “được chúa chọn”.
            Tuy nhiên chính trong cuốn sách này đã truyền tải nhiều nội dung mà cho đến ngày nay nhiều người không thể hiểu và cũng là nguyên lý để họ nói những điều trái ngược tinh thần ki-tô giáo thậm chí là xỉ nhục đạo công giáo. Ấy chính là: Tại sao đã là Thiên chúa mà lại phải sợ con người? Thiên chúa mà lại đi ghen ghét ganh tỵ với loài người rồi chia rẽ loài người ra nhiều thứ ngôn ngữ là sao? Tại sao Adam- Eva phạm tội ăn trái cấm mà lại bắt cả loài người về sau mang tội ( rõ ràng ai làm người ấy chịu chứ sao lại bawtst muôn đời sau phải gánh chịu)? ….

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Đậu phụ thối Trung Hoa

                                Đậu phụ thối – Món ăn mang bản sắc Trung Quốc

            Nếu bạn có một lần đến với Trung Hoa thì bạn không nên bỏ qua việc thưởng thức món ăn chỉ có tại Trung Quốc và cũng trở thành biểu tượng của ẩm thực Trung Hoa ấy chính là món Đậu Phụ Thối.
            Theo tương truyền thì vào đời vua Khang Hy, có một chàng thư sinh nghèo đi thi mấy lần vẫn không đỗ đạt. Do nhà nghèo nên anh ta không có nhiều tiền để chi tiêu, ăn uống, sinh hoạt. Đến khi tiêu hết sạch số tiền mình có mà việc thi vẫn chẳng thành công anh ta quyết định nghĩ ra làm một cái gì đó để bán kiếm tiền đợi đến kì thi sau thì thi tiếp. Và anh ta đã nghĩ ra việc làm đậu hũ bán. Mùa đồng, mùa xuân mát mẻ thì dễ bán nhưng khi mùa hạ tới, đậu hũ bị ế nhiều, anh tìm mọi cách để xoay sở và thế là nghĩ ra cách cắt nhỏ đậu hũ, cho vào một cái chum và ướp muối. Thật bất ngờ, vài ngày sau mở ra thấy đậu hũ tỏa một mùi vị khó tả, sau khi mạnh dạn nếm thử anh cảm thấy rất ngon và bắt đầu mang loại đậu hũ đặc biệt đó ra bán. Và sau một thời gian dài thì người ta dần dần thích món ăn của anh chàng này rồi hỏi han cách làm. Món đậu phụ thối được lan truyền rộng rãi từ đó.
            Nếu bạn thực sự là người sành sỏi về ẩm thực thì bạn không thể bỏ qua món ăn này khi có điều kiện đến với Trung Hoa. Dù bạn có đi đến Thủ đô Bắc Kinh – trung tâm hành chính, hay đến với Thượng Hải xa hoa giàu sang lộng lẫy. Dù bạn có đi từ Hồng Kông đến Ma cao hay tới với thủ phủ Đài Bắc của xư đảo Đài Loan thì đâu đâu bạn cũng có cơ hội thưởng thức món ăn đặc sản mà giá rất bình dân này. Thông thưỡng mỗi đĩa đậu phụ thối chiên giòn tính ra tiền Việt thì nó thường được bán với giá dao động khoảng 20.000  đến 50.000 VNĐ – Một mức giá không quá đắt để bạn có thể thử một dư vị khác lạ mang đậm bản sắc Trung Hoa.
            Tôi xin nói rằng có thể bạn không thể ăn được hết một miếng đậu phụ thối nhưng bạn vẫn cần thưởng thức nó, chí ít là ngửi mùi của nó và nếm thử một chút đậu đã rán giòn bên ngoài bìa đậu. Nếu ăn lớp đậu bìa ngoài đã rán giòn về cơ bản bạn sẽ gần như không cảm nhận được mùi nặng thum thủm của món này. Đó cũng là cách để bạn biết và thưởng thức món ăn khi không thể “ngửi” được! Và nếu bạn có thời gian sinh sống tại Trung Hoa một tháng, một năm hay nhiều năm thì tôi tin rằng bạn sẽ giống như bao người Trung Quốc khác từ ngửi mùi đã sợ cho đến nghiện món ăn vô cùng đặc sắc và ấn tượng này.
            Ngửi mùi thum thủm ấy thế mà ăn lại không hề chua mà thực ra lại rất ngọt – đó mới chính là cái dư vị độc đáo của món đậu phụ thối! Thông thường đậu phụ Việt Nam chúng ta chỉ cần hơi có mùi thôi là đã chua, rữa và chẳng thể nào ăn được. Nhưng với món đậu phụ thối trung quốc người ta cố tình tạo cho nó cái mùi “thum thủm” đặc trưng nhưng nguyên tắc là phải giữ nguyên hình dạng miếng đậu và không hề bị chua mà phải ngọt ngào! Một nghịch lý nằm trong một sản phầm độc đáo là vậy!
            Người ta chọn loại đậu nành thật tốt để làm ra thứ đậu hũ mềm, mịn. Sau đó cho đậu hũ ủ với nước cốt được chế biến từ măng tre, nấm đen… trong sáu tháng, rồi vớt ra để ngoài không khí trong sáu giờ (nếu vào mùa hè) và hai ngày (nếu vào mùa đông) tới khi đậu hũ nổi mốc và chuyển thành màu xám. Sau đó, người ta rửa sạch đậu hũ bằng nước tinh khiết, để khô tự nhiên và bắt đầu mang ra bán. Thứ đậu hũ “thiên hạ đệ nhất thối” này được chiên ngập trong chảo dầu và dùng kèm với nước tương (được hâm nóng) và cải bắp muối.
                        Nếu có cơ hội các bạn hãy đừng bỏ qua mà nên thử thưởng thức xem như thế nào nhé!
                                    Bình Minh – BVT. Shanghai-China 30/09/2012

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

ĐÔI ĐIỀU MẠN ĐÀM VỀ “ĂN CỖ LẤY PHẦN”



ĐÔI ĐIỀU MẠN ĐÀM VỀ “ĂN CỖ LẤY PHẦN”
                                                                      Bình Minh 

           Gần đây tôi vô tình đọc được nhiều ý kiến của nhiều blogger nói về tục lệ ăn cỗ lấy phần, đồng tình có, phản đối có. Khen có mà chê cũng có. Nhưng tựu chung lại có rất nhiều ý kiến phản đối thậm chí còn tỏ rõ thái độ thóa mạ với cái tục lệ lạ đời này.
            Câu hỏi đặt ra trong tôi là liệu tục lệ này có đáng bị lên án đến như thế chăng?
            Đâu mới là giá trị thật sự của một tục lệ mang tính tuyền thống này?