MENU

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Dấu chân Đá Cuội 1


CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG NHÀ ĐÁ CUỘI

“Viên đá mà những người thợ xây loại bỏ, phải lênh đênh ở những nẻo đường”


DẤU CHÂN ĐÁ CUỘI I


            Đá cuội – Tên khai sinh: Bùi Văn Thạch. Nickname: Thach_stones. Dịch tên sang Anh ngữ: Stone. Dịch Trung văn:
            Đá cuội sinh ra trên mảnh đất miền quê nghèo nàn biên giới biển Giao Thủy – Nam Định, lớn lên trong hoàn cảnh đất nước đang chập chững bước đi những bước chậm rãi của công cuộc đổi mới. Đá cuội mang trong mình bản chất của một nông dân thuần nông đúng nghĩa, một kẻ chân quê đúng kiểu với đầy đủ các bản tính cố hữu của những người dân “chân đất mắt toét” đầy chân thực và chất phác. Một lòng chân thành, một lòng thành kính, một lòng ghi ơn quý vị ân nhân, thân nhân gần xa đã đang và sẽ còn giúp đã cuội nhà con bước qua những đoạn đường đời ngang trái lắm sóng gió phong ba: Kẻ mê muội này xin được cúi đầu bái lĩnh và cảm tạ!

          Đá cuội vốn nhỏ nhoi như chưa bao giờ nhỏ hơn nữa nên chẳng dám mong ước cao xa, chẳng dám với cao trèo sâu chỉ mong sao sống, phấn đấu cho ra một con người đích thực, một anh nông dân đích thực, một công dân đích thực trong một xã hội dân chủ công bằng văn minh đích thực. Thế là đã mãn nguyện lắm rồi!
            Viên đá cuội mê muội này lớn lên trong vùng quê nho nhỏ, ngày ngày sóng biển rì rào, gió mát rười rượi. Mở mắt ra là thấy đồng lúa bát ngát mênh mông trải xanh khăp chốn. Thuở nhỏ rong chơi trên lưng trâu với cây sáo mục đồng vi vu lộng gió. Lớn lên trong những bữa cơm độn sắn, ngô, khoai, dong chóc đen mù. Tháng ba ngày tám đói kém giáp hạt ăn cám trừ bữa vẫn chuyện thhường ngày, mùi cơm cám ấy thơm thơm với màug vàng nhạt có chút mặn chát được trộn thêm chút đường hóa học ngọt ngọt, ngang ngang. Qua nhiều cõi thế gian, đến nhiều vùng xứ sở, đá cuội nhà em lúc nào cũng nhớ, cũng thèm, cũng khát khao được nếm lại cái cảm giác cám cơm ngang ngọt của ngày xưa ấy. “Một cảm giác rất Yomost!” He!he!
            Viên đá cuội nhỏ nhoi giữa cuôc đời chẳng làm nên việc gì khi người thợ xây đã loại bỏ ra ngoài rìa đường quốc lộ. Giữa bạt ngàn cây cối tùm lum, giữa vô vàn những viên đá khác, đá cuội nhỏ nhoi lại tìm cho mình những góc nhỏ riêng, tìm cho mình những lối đi riêng, những xứ sở riêng để mà dốc lòng, để mà suy ngẫm!
            Từ biển sóng lênh đênh Quất Lâm vang vọng, từ Hải Hậu, chợ Cồn qua đò Hải Thịnh đến đất Nghĩa Hưng, lại ngược dòng sông Ninh Cơ về với Lạc Quần, Bùi Chu, và Phú Nhai – cái nôi của truyền giáo đạo cơ đốc. Kẻ mê muội lớn lên, trưởng thành từng ngày từng tháng qua những bước chân mỗi lúc một vọng xa. Vượt qua Đò Quan đến Thành Nam vang danh bốn cõi, xứ sở của đạo học từ xưa, xứ sở của những khúc chầu văn lúc cao lúc thấp khấp khoải như chính lòng người trong cuộc đời vốn dĩ đầy rẫy những thăng trầm: “Á! A! A!Ả! – Á! A! A! À!”. Lang thang những chiều nơi hành cung Thiên Trường ghi dấu tích của một thời vàng son “Trần gia vương giả”, ghi ghi chép chép tư liệu từ các vị tiền bối cao niên để rồi cho đến giờ đây đúc lại một câu thơ chưa bao giờ kẻ mê muội này quên:
            “Sống kiếm bạc
            Thác Trần Thương
            Quê hương Bảo Lộc”
            Ấy chính là cuộc đời của Quốc Công tiết chế, Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn – Một bậc hào kiệt của xứ Thành Nam được tôn lên hàng thánh nhân với 7 đền thờ biệt lập cổ kính do nhân dân lập ra khắp bắc – trung – nam trên dải chữ S thân yêu.
            Vượt Thành Nam đến với Bình Lục, lãng đãng trong non nước mây trời, kẻ mê  muội thả hồn theo những vần thơ “bay vèo” nơi “ngõ trúc quanh co”, “vắng teo” những bóng người lãng đãng. Đó chính là nơi ghi dấu một bậc cao nhân Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến đại thi gia. Đến rồi mới biết, ngẫm rồi mới hiểu thế nào là chiêm trũng bình lục Hà Nam, và thế nào là những âm “eo”  bay “vèo” rất nhẹ vào trong thơ như tự nó sinh ra để hòa vào vẫn thơ cụ Nguyễn.  Qua Cầu Giẽ đến với Pháp Vân Cổ Tự - nơi mà ngàn năm văn hiến, ngàn năm văn vật phải là ở đây!  10 năm gắn bó với thủ đô – 10 năm hút bụi của thủ đô – 10 năm lang thang khắo đó đây Đồng Xuân, Văn Miếu, Hồ Tây, Hoàn Kiếm…Hà Nội 36 phố phường với thế bàn cờ ngang dọc đã cho Đá cuội nhà em biết bao lần lạc lối hun hút chẳng biết đường ra để rồi lạc nhiều quá lại hóa thành quen nói đến đâu nhà em giờ đây đã nhớ! Nhớ cà phê hàng Nón mỗi buổi sớm mai, nhớ dư vị trà chanh nơi góc khuất nho nhỏ trên phố Duy Từ. Nhớ món lòng nướng ven chợ Đồng Xuân đêm.  Và nhớ phở Hà Nội vỉa hè thơm ngon bổ rẻ của cụ bà chếch phía bên trái của cổng bảo tàng Mỹ Thuật. Vượt Thăng Long tứ trấn, dạo khắp nẻo bảo tàng, thăm cụ Hồ yên nghỉ, vượt cầu Long Biên, Chương Dương sang trấn Gia Lâmvề với Thái Nguyên nơi xứ chè và hồ núi Cốc. Cảnh vật nên thơ trữ tình, càng trở nên lung linh huyền ảo hơn khi “phố đền lồng đỏ” của xứ Thái ven quốc lộ mờ ảo bóng người lả lướt thướt tha. He he!
            Ngược Lòng mình lắng nghe những liền anh liền chị hát dân ca Quan Họ đích thực không khoa trương, không quảng bá rầm rộ mà cả trăm, nghìn, vạn người cùng oang oang lập kỉ lục đúng là phá vỡ vẻ đẹp nguyên sơ của dân ca xứ sở! Đã có hôm lãng đãng trời chiều  bên men rượu nồng cùng những người bạn tâm giao nhâm nhi chén rượu kinh bắc với vị cay- ngọt xen lẫn dễ vào dễ say! Qua Thành Cổ Bắc Ninh nơi ghi dấu một thời lịch sử đến với Bắc Giang nơi có bánh đa Kế ngon thơm có tiếng khắp nơi nơi. Lăn lóc trên những đồi vải thiều của xứ vải Lục Nam. Quả vải ngọt, cái vị ngọt của nó đã có ngay từ khi nó đơm hoa. Phải thật nhẹ, thật chậm bạn sẽ từ từ cảm nhận được vị ngọt chiết ra từ nhụy hoa với mùi thơm thoang thoảng nơi đầu lưỡi! Trong lắm, nhẹ lắm, nhẹ đến mông lung mà mơ hồ khó tả!
            Vượt đoạn đường xa để đến với “chợ Lừa kỳ lạ” (Chợ Kỳ Lừa), thăm Chùa Tô Thị, ghé Động Tam Thanh bạn sẽ hiểu thế nào là người Lạng sơn thuở ấy! Bây giờ thì khác lắm đó nghe. Muốn hiểu Lạng Sơn phải đến biên giới Việt Trung lên cửa khẩu Hữu Nghị! Tấp nập lắm, vội vã lắm, phồn hoa lắm! Nhưng … cũng tệ nạn, lừa đảo muôn hình vạn trạng lắm! Thật là cuộc đời này vần chuyển biến đổi không ngừng biết đâu mà lường trước được đây!

                                     (… Hết phần I còn tiếp ….)

Không có nhận xét nào: