MENU

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Tiểu thuyết Tuổi Thơ - Kỳ 2


                              
                    Tiểu thuyết Tuổi Thơ
                             Tác giả: Bình Minh (Bùi Văn Thạch)


                                                   Kỳ 2


         Mỗi chiều về, làng tôi lại êm ả, những cơn gió khẽ thì thào lay nhẹ những nhành lúa non xanh tạo nên những làn sóng xanh cứ trùng trùng xa dàn, xa dần đến tận cuối cánh đồng. Phía trên, những đàn cò gấp gáp, hối hả gọi nhau bay về rừng trú ẩn. Mà kể cũng lạ, những con vật nhỏ nhoi ấy cũng thật tuyệt vời, bay về rừng nhưng không bao giờ chúng bay riêng lẻ mà luôn luôn tíu tít theo đàn gọi nhau cũng xếp hình và cùng bay đi. Đàn thì hình chữ V khổng lồ trên bầu trời, có đần lại xếp thành hình chử M, có đàn lại dàn hang ngang, có đàn chim lại dàn hang dọc…. Thật khó tưởng tượng nổi diễn cảnh đó nếu bạn không phải là người của làng quê này nhưng với người dân quê nó vẫn bình thường diễn ra như không có gì đặc sắc để rồi đến khi đi xa quê hương họ mới cẩm thấy “Thèm”, thấy nhớ cái dư vị ngọt ngào, cái vị đắng chát một thời xa vắng. Thật khó có thể diễn tả được cái mùi hương lúa mới, mùi rơm rạ lẫn trong mùi mồ hôi công sức của 5 tháng trời lao động vất vả :”bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, cái mùi nồng của đất, của những nhánh mạ mới nhú… Tất cả sẽ còn đọng lại mãi trong tâm khảm mỗi người dân.
Đọc thêm >>
     Vẫn làng quê ấy, vẫn khung cảnh ấy, mỗi khi chiều về tôi thường lon ton chạy nhảy, đùa vui cùng tụi bạn trên sân nhà thờ. Ngôi nhà thờ đạo Thiên Chúa làng tôi sao mà đẹp vậy, nó cổ kính, xây theo kiểu kiến trúc Gotich (Pháp), phía cuối có khoảng sân rộng đủ để trẻ con cả xóm ra đó ngồi chơi. Cũng thật hồn nhiên, cái hồn nhiên của một thời con trẻ, chẳng bao giờ để ý đến việc chốn linh thiêng thì không nên gây ồn ào, không nên gây chấn động. Nhưng có như thế mới gọi là trẻ con, cứ vô tư hồn nhiên chơi và chơi. Nhiều hôm ông quản – người coi nhà thờ ra đuổi, bắt, dọa, lũ trẻ sợ "xanh mắt" , nhưng rồi khi ông đi thì lại đâu vào đó, chỗ chơi của bọn nào lại vào chỗ bon ấy ngay. Dường như chẳng đứa nào bảo đứa nào, trẻ con có nguyên tắc của trẻ con – một nguyên tắc thật đơn sơ giản dị ấy là cứ chỗ của đứa nào đến trước nhận rồi thì cả buổi hôm đó là chỗ của nó, không đứa nào dám xâm phạm, hoặc có chăng nữa thì chơi cùng mà thôi.
      Ngày tháng cứ thế trôi, tuổi thơ tôi diễn tiến theo nhịp đập của những buổi chơi “Ô ăn Quan”, những buổi chơi “khăng”, những buổi chơi “bi”, chơi “Mở cờ”, chơi “bắn nhau”, hay cả chơi “đánh bài ăn giấy nháp”,…Có nhiều hôm chẳng phân thắng bại, có những hôm xảy ra cãi nhau, rồi thậm chí đánh nhau, “xít nhau”… để rồi sau đó vài ngày lại làm lành với nhau như thường. Cái tình của trẻ con là thế, có lẽ sẽ chẳng bao giwof bạn có thể còn góp nhặt trọn vẹn một đức tính của con trẻ. Nó vừa ngây thơ, hồn nhiên, vị kỉ có, mà cũng có vị tha, “tính toán”(theo kiểu con trẻ ) có mà cũng có bao dung độ lượng, Cãi cọ. xô xát có nhưng cũng chẳng bao giờ để bụng, xong là thôi, xong là hết…. Và cứ thể nó trôi đi hồn nhiên trong sáng mà vô tình bạn không hề cảm nhận được. Một triết lý, một thế giới – tôi nói là một thế giới hết sức sống động, đầy tình nghĩa, đầy kỉ niệm, đầy sức sống…như thế đấy nhưng có cậu bé cô bé, cậu bé nghĩ đến, chúng chỉ biết chơi và chơi để đến khi nhận ra nó quý giá thì bạn chẳng bao giờ quay lại được nữa rồi!
      Thuở nhỏ tôi là học sinh ngoan và còn thêm cả cái phần nhút nhát nữa! Cái bài học đầu đời của tôi ấy chính là bài học bằng đòn roi – một bài học về đạo đức và nhân phẩm. Gia đình tôi rất nghèo – nói cách khác là nghèo nhất trong làng quê nghèo ấy. Nhưng chính trong cái nghèo ấy tôi đã biết, đã nếm trải thế nào là nỗi khổ - một nỗi khổ của những người nhỏ bé nhất. Những bữa cơm – nói đúng ra là những bữa “cám” – một loại bột cám, bay ra theo đường thoát gió khi xay gạo, nó chỉ mịn hơn cám một chút không có đầu mẩu trấu mà thôi. Trẻ con khu xóm này hiền thật – đó là lời nhận xét của người làng xung quanh về những đứa trẻ xóm đạo quê tôi. Tôi không hiểu là giáo dục của nhà thờ hay giáo dục của cha mẹ, truyền thống quê hương hay là tất cả những điều đấy đã hun đúc cho chúng tôi những đức tính đó, nhưng sau này khi lớn lên trở về quê hương sao thấy buồn lạ vậy. Cũng những đứa trẻ ngày xưa ấy, cũng những đứa bé hồn nhiên ngày xưa ấy, cũng nhiều đứa bạn bao ngày cũng chơi đánh “khăng”, đánh “đáo” ấy mà giờ đây nhiều đứa đi ra ngoài lao động rồi tha hóa nghiện hút trộm cắp, cờ bạc…. Thật ghê sợ khi trước kia dân làng tôi đâu có bao giờ mất đồ, họ sống bằng niềm tin, bằng sự cởi mở, đêm đêm ngủ có ai phải đóng kín cửa mà để gió trời thổi vào cho giấc ngủ thêm sâu, thì bây giờ đâu còn, ngược lại là “nuôi gà mất gà”, “nuôi chó mất chó”, cái gì cũng có nguy cơ “không cánh mà bay”. 


       Năm ấy, tôi lên năm tuổi – cái tuổi đến lớp mẫu giáo. Chiều hôm ấy, cũng như mọi hôm, tôi đang chơi ngoài sân nhà thờ thì chị tôi ra gọi về, tôi vội chạy về thì thấy một người phụ nữ mặt rất hiền, nhìn tôi rồi cười. Tôi chưa biết nói gì (tính tôi vốn ít nói) thì mẹ tôi đã bảo: “Chào cô giáo đi con”. Tôi không nhớ rõ cảm giác thế nào nữa, nhưng có một điều tôi nhớ như in rằng tôi đã không chào cô mà tôi lại hét lên: con không đi học đâu, không đi học đâu.
Cô cười nhìn tôi âu yếm hỏi lại: Thế con thích đi đâu?
- Con thích đi bộ đội cơ. Đi bộ đội có súng để bắn nhau.
Thật là một ý nghĩ trẻ con! Nhưng rồi sáng hôm sau tôi vẫn bị chị gái bắt phải đi học, ngày học đầu tiên tôi đến lớp trong nước mắt, mà tôi biết rằng không phải chỉ riêng tôi, nhiều bạn khác cũng đã khóc. Đang chơi vui vẻ, đang nô đùa lại phải đi học, lại chẳng được chạy nhảy, thế là bó buộc, là khóc. Một lí do rất đơn giản nhưng cũng đáng để cho cả một thế hệ con trẻ khó lóc. Một tiếng khóc làm chuyển hướng cả cuộc đời chúng!
Tôi bước vào lớp , mà nước mắt vẫn còn rớt trên má, miệng vẫn còn nấc. Cô giáo ra đưa tôi vào lớp, đưa tôi một chiếc kẹo, tôi không nhận, tôi cứ bám riết lấy chị không cho chị về, tôi nhìn xung quanh thấy toàn bạn lạ, lại có mấy bạn gái chứ! Vốn dĩ những lũ trẻ như tôi không bao giờ chơi với con gái, cứ bao giờ bị trêu với con gái là bực không thể tả nổi. Nhưng rồi chị tôi cũng nghĩ ra cách:
- Minh kìa – chị tôi nói – ra chơi với thằng Hùng, thằng Khanh đấy, nó đang chơi ngoài sân đấy.
- Không! Em không chơi! Em ra chơi cho chị trốn về à!
- Chị không trốn về đâu, chị trốn về giờ lại phải đi chăn trâu à! – chị tôi giỗ khéo
Tôi nghĩ cũng phải, hàng ngày chị rất ghét đi chăn trâu, lắm hôm mưa gió chị vẫn phải dăt trâu ra đồng chăn, tôi thấy mặt chị tôi như sắp khóc. Tin tưởng là chị không về nên tôi chạy ra chỗ hai thằng chơi, tôi quên ngay hình ảnh của chị và hòa vào những tiếng cười. Khi cô giáo gọi vào lớp, tôi mới nhớ ra và ngơ ngác thì chị tôi đã về từ bao giờ không hay. Mắt tôi chợt rơm rớm, cổ họng đòi bật khóc. Ngay lúc đấy thì cô giáo phát kẹo đến chỗ tôi, tôi chẳng hiểu tại sao lúc trước tôi không nhận kẹo của cô mà bây giờ tôi lại nhận. Có lẽ là do cả thằng Hùng, thằng Khanh đều nhận nên tôi cũng nhận rồi bước vào lớp. Cái cảm giác thật là. Rồi cô dạy hát, cô kể truyện, tôi rụt rè hát không ra câu, nhưng càng lúc tôi càng mạnh dạn hơn, hát sai cô cũng không mắng, cô chỉ cười rồi bảo cả lớp nhiều con hát sai, cả lớp hát lại nhá!
Ngày tháng cứ trôi như thế, tôi đã quen với việc đến lớp học. Một hôm khi về đến nhà, tôi vừa bước vào cửa thì bố tôi gọi giật lại:
- Minh! Đứng lại bố hỏi
- Dạ! – Nhìn vẻ mặt giận dữ của bố tôi thấy hoang mang
- Con ăn trộm đồ của cô đúng không?
- Kh….ông ạ! – Miệng tôi bật ra một câu nói dối vô ý thức, không hề có chủ định.
- Còn cãi à! – Bố tôi cầm luôn cây roi mây, ông vung thẳng cánh tay rồi quất vào mông tôi – Đã ăn trộm, lại đánh bạn, lại còn nói dối à!
Biết không giấu được bố tôi, tôi thốt lên trong tiếng khóc: Có! Có ạ!
Chuyện là hôm đó là buổi học tập làm quen với các phép tính đơn giản, cô giáo bỏ ra hai mươi viên sỏi, những viên sỏi rất đẹp, rất trong, rất nhẵn. Có lẽ trong đời tôi chưa bào giờ nhìn thấy viên sỏi ấy, và cũng sẽ chẳng bao giờ tôi quên hình ảnh những viên sỏi này. Tôi mới nảy ra ý định giấu đi hai viên sỏi đẹp nhất, tròn nhất. Tôi lừa lừa lức cô và các bạn không để ý, tôi vất ra phía cửa sổ. Câu chuyên trót lọt, cuối giờ cô giáo thu sỏi, không kiểm tra mà cất luôn vào. Khi về, tôi đợi cho các bạn về hết, tôi liền lẻn ra phía cửa sổ nhặt lấy hai viên sỏi đem về. Nhưng khi vừa nhặt xong chưa kịp cất vào túi thì thẳng Hùng từ phái sau chạy đến, thấy vậy nó hét lên: A! Mày ăn cắp Sỏi của cô giáo! Mai tao cáo cô cho mày chết!
- Tao nhặt được đấy!
- Mày ăn cắp thì có. Viên sỏi này chỉ có cô giáo mới có.
- Tao đố mày dám cáo đấy – tôi lên giọng
- Tao cứ cáo đấy mày làm gì được tao
Tôi biết không cãi được nên chạy đuổi theo nó rồi bất ngờ cầm hai viên sỏi ném thẳng về phía thằng Hùng. Thằng Hùng đang chạy bị trúng một viên, còn một viên thì bay xuống sông. Thằng Hùng đau quá, đứng lại ôm lưng vừa đi vừa khóc. Cơn tức bừng bừng trong người tôi lúc này biến thành nỗi sợ. Tôi không sợ thằng Hùng bởi nó bé hơn tôi, nó không bao giờ đánh được tôi, tôi sợ là sợ nó về mách bố nó để bố nó sang nhà tôi thì…….. Ai ngờ vừa về đến nhà thì đúng như vậy.
Thấy bố đánh tôi, mẹ vội ra can và hỏi tôi;
- Con cất viên sỏi ở đâu? Bỏ ra đây bố cất đi mai đem trả cô giáo thì bố không đánh nữa
- Con!. Con! … - Tôi trả lời trong tiếng nấc – Con! Con! Con ném thằng Hùng nó bay xuống sông rồi.
Bố tôi vốn không định đánh tôi nữa. Nhưng nghe đến đây bố tôi tức giận, sự tức giận của một người cha vì đứa con hư, đã ăn trộm lại còn đánh bạn khi bạn phát hiện, bố tôi lôi tôi ra ngõ mà đánh. Liên tiếp những đợt roi mây quất vào tôi làm tôi đau điếng người, tôi hét lên trong tiếng khóc:
- Con chừa rồi! Con chừa rồi! con chừa rồi! Cứu tôi với! Con chừa rồi! Cứu tôi với!
Thấy tôi đã nhận ra lỗi, với lại thấy bố tôi đã nguôi giận mẹ vội lại can rồi lôi tôi vào nhà. Nước mắt tôi giàn dụa, cổ họng nấc lên từng hồi.
- Mày sướng chưa! Ai dậy mày làm thế hả con? – Mẹ tôi vừa xoa đầu tôi vừa mắng nhẹ nhàng – Từ mai thì đừng có làm như thế nữa nhá!
Sáng hôm sau mẹ tôi dẫn tôi ra lớp, mẹ nói hết chuyện với cô giáo, vẫn ánh mắt âu yếm, với nụ cười hiền từ cô nhìn tôi rồi cười và bảo:
- Minh nhá! Từ mai con không được làm như thế nữa nhớ chưa? – rồi giọng cô như răn đe - Lần này cô tha cho, lần sau tái phạm là cô phạt đấy!
Tôi biết, tôi hiểu và tôi đã nhận ra sai lầm. Có lẽ đấy là bài học đầu tiên trong đời tôi mà tôi không bao giờ quên và không bao giờ dám quên. Cuộc đời này thật bao la rộng lớn, không có việc gì ta làm mà lại không có sai lầm. Chỉ có điều hãy biết nhận ra sai lầm, đừng tiếp tục phạm thêm nữa. Cũng như phải biết sống bao dung tha thứ, đừng nên chấp nhặt người khác bởi bao dung và tha thứ là liều thuốc đưa mọi người gần nhau, đưa kẻ tội lỗi trở về đường ngay nẻo chính.
                   (Còn tiếp phần sau)  

2 nhận xét:

Unknown nói...

Tôi yêu quê tôi, xanh xanh lũy tre.
Quê hương tuổi thơ đi qua đời tôi.
Đường làng quanh co, sông Thu êm đềm.
Thả diều đá bóng nắng cháy giũa đồng.
Biển trời mênh mông tôi bơi ngày ấy.
Tiếng tu hú gọi thấy nhớ biết bao.

Tôi xa quê hương, bao năm tháng qua.
Nhưng trong trái tim không bao giờ xa.
Lời mẹ ru con hiu hiu trưa hè.
Mùa lụt nước lũ bắt cá giũa đường.
Kỷ niệm yêu thương cho tôi ngày ấy,
Biết đâu tìm lại, biết đâu mà tìm.
Ngày ấy đâu rồi, ngày ấy đâu rồi?
Cho tôi tìm lại một ngày ấu thơ.
Cho tôi tìm lại, cho tôi một ngày.

Đá cuội nói...

Ca khúc:Quê hương tuổi thơ tôi - nhạc sỹ Từ Huy. Ca sĩ Mỹ Tâm thể hiện rất thành công. Mình cũng rất thích nghe và cũng rất hay hát về bài này cũng với bài Ôi quê tôi - của Lê Minh Sơn (Tùng Dương hát rất nhập hồn. Thanks Nhung Tran vì bài hát này nhé! Trân trọng!