MENU

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Tiểu thuyết: Tuổi Thơ - Kỳ 4



Tiểu thuyết: Tuổi Thơ
Tác giả: Bình minh (Bùi Văn Thạch)

Kỳ 4: Con Míc

          Giống như rất nhiều nhà khác ở thôn quê Việt Nam, Chó luôn là con vật thân thiết với gia đình tôi. Cứ chuẩn bị bán con này thì lại nuôi con khác, vì vậy chẳng lúc nào nhà tôi lại không có chó cả. Con chó vừa là con vật nuôi để trông coi nhà cửa, vừa là con vật nuôi để đem lại chút thu nhập nho nhỏ cho gia đình. Cho đến bây giờ tôi không thể nhớ được nhà mình đã nuôi bao nhiêu con chó nhưng cho đến tận bây giờ có một điều tôi không hiểu tại sao ấy là khu đất nhà tôi chỉ thích hợp cho những con chó vàng. Cũng có mấy lần nhà tôi nuôi con chó đen hoặc trắng nhưng chẳng được bao lâu thì nó tự nhiên lăn ra chết hoặc biến mất đi đâu không bao giờ trở về. Có lẽ cũng vì thế mà tôi luôn luôn có cảm giác rất thân thiện khi gặp bất kể chú chó vàng nào dù quen hay không quen.

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Tiểu thuyết Tuổi Thơ - Kỳ 3


Tiểu thuyết Tuổi Thơ

Tác giả: Bình Minh ( Bùi Văn Thạch)

Kỳ 3: Lạc


Đó là vào năm tôi lên 4 tuổi, cái tuổi mà với những đứa trẻ thời hiện đại bây giờ thì chúng đã biết rất nhiều thứ, và biết rất nhiều nơi rồi nhưng với thời gian khoảng những năm cuối của thập kỷ chín mươi – thời kỳ mà hình ảnh lũy tre làng vẫn còn in đậm trong tâm thức người Việt thì những đứa trẻ tuổi đó vẫn chủ yếu quanh quẩn trong xóm làng mình mà thôi.
Một buổi sáng mùa hè, khi tôi đang nghịch ở sau nhà thì bố tôi gọi tôi rồi bảo:
-          Con vào mặc quần áo rồi đi chơi với bố!
-          Đi đâu thế bố?
-          Đi ra nhà bác Lễ giúp bác ấy lợp mái nhà con à
Bác Lễ là bạn than của bố tôi, nhà bác ấy và nhà tôi cùng trong một xã nhưng bác ấy ở  làng ngoài còn nhà tôi ở làng trong cách nhau một cánh đồng khá rộng. Nếu như thời bây giờ thì bọn trẻ con bốn tuổi nó có thể đi ra đó chơi rồi về nhà là bình thường, nhưng với tôi thời đó chẳng được đi đâu ngoài làng mình nên được đi đến đó tôi cảm tưởng thật là xa. Nhanh như cắt tôi vào trong nhà thay bộ quần áo mới, lấy chiếc mũ cói mẹ tôi mới mua rồi  leo lên ngồi sau xe để bố tôi đèo đi. Chiếc xe đạp Thống Nhất thời đó cũng là một phương tiện rất có giá trị với người dân quê tôi. Nhà nào sang giàu hơn thì mua hẳn xe Phượng Hoàng mà thời đó ai ai cũng bảo xe đó nhập khẩu mãi từ bên nước Đức về. còn với những chiếc xe máy Simson, và sau đó vài năm là chiếc DD thì chỉ những người đi làm nước ngoài về mới có thể mua.

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Tiểu thuyết Tuổi Thơ - Kỳ 2


                              
                    Tiểu thuyết Tuổi Thơ
                             Tác giả: Bình Minh (Bùi Văn Thạch)


                                                   Kỳ 2


         Mỗi chiều về, làng tôi lại êm ả, những cơn gió khẽ thì thào lay nhẹ những nhành lúa non xanh tạo nên những làn sóng xanh cứ trùng trùng xa dàn, xa dần đến tận cuối cánh đồng. Phía trên, những đàn cò gấp gáp, hối hả gọi nhau bay về rừng trú ẩn. Mà kể cũng lạ, những con vật nhỏ nhoi ấy cũng thật tuyệt vời, bay về rừng nhưng không bao giờ chúng bay riêng lẻ mà luôn luôn tíu tít theo đàn gọi nhau cũng xếp hình và cùng bay đi. Đàn thì hình chữ V khổng lồ trên bầu trời, có đần lại xếp thành hình chử M, có đàn lại dàn hang ngang, có đàn chim lại dàn hang dọc…. Thật khó tưởng tượng nổi diễn cảnh đó nếu bạn không phải là người của làng quê này nhưng với người dân quê nó vẫn bình thường diễn ra như không có gì đặc sắc để rồi đến khi đi xa quê hương họ mới cẩm thấy “Thèm”, thấy nhớ cái dư vị ngọt ngào, cái vị đắng chát một thời xa vắng. Thật khó có thể diễn tả được cái mùi hương lúa mới, mùi rơm rạ lẫn trong mùi mồ hôi công sức của 5 tháng trời lao động vất vả :”bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, cái mùi nồng của đất, của những nhánh mạ mới nhú… Tất cả sẽ còn đọng lại mãi trong tâm khảm mỗi người dân.

Tiểu thuyết: Tuổi Thơ - Kỳ 1


Tiểu thuyết: TUỔI THƠ  

                Tác giả: Bình Minh (Bùi Văn Thạch)


           Kỳ 1 : Chuyện lạ quê tôi


Làng tôi là một làng đồng bằng ven biển, ngày ngày sóng vỗ rì rào, cánh đồng lúa trải dài xanh ngát mênh mông. Các cụ kể lại rằng, từ lúc xa xưa cách đây chừng mấy thế kỉ trước, Khu làng thân yêu này cũng chỉ là nền của biển cả mênh mông, dần dà do quá trình bồi tụ, lấn biển của cha ông mà đã hình thành những ngôi làng. Và cứ thế, dần dần the thời gian, làng tôi cũng được tạo dựng và kiến thiết theo thời gian. Những câu chuyện oai hùng, những dư âm địa chất vẫn còn đâu đây ở làng tôi không bao giờ nằm ngoài những sự tưởng tượng, quan tâm của bà con. Và cũng đã có rất nhiều người ngao ngán khoan giếng mà không dùng được vì dưới nền của nó rất mặn. Tôi còn nhớ rất rõ năm 1998 một làng ở gần làng tôi có đoàn người đi làm công việc nạo vét lòng sông ở gần cửa biển (Cửa Hà Lạn), thế rồi một điều kì diệu, bất ngờ đã diễn ra ấy là Một bộ xương cá Voi dài , rất dài nằm dọc theo lòng sông hiện ra. Nó dài hơn chục mét, chiều ngang tầm 5m. Dân làng khai quật lên rồi đem tặng viện Hải Dương Học. Điều ngạc nhiên là biển quê tôi không bao giờ có cá voi, không biết do biển không tốt hay cá voi không hợp với nguồn nước, thức ăn ở đây, thế mà hôm nay, lại suốt hiện một xác cá Voi khổng lồ gần như to nhất Việt Nam. Vậy là tại sao? Chẳng ai giải thích được, nhưng tôi biết rất nhiều người dân đã đem hương ra cắm bên bờ sông trước khi họ ra khơi đánh bắt với hy vọng Cá Ông che chở, gọi cá con về để họ đánh bắt được nhiều. Tôi mơ màng không tin, nhưng không tin sao được!

BUỒN VÌ MỘT NỖI KHÔNG CẦN LÝ DO

BUỒN VÌ MỘT NỖI KHÔNG CẦN LÝ DO
                                  Bình minh (Bùi Văn Thạch)

       Trời cao cao, gió cao cao
con diều theo gió bay vào không trung
      bâng khuâng em đứng trông người
bên thềm cửa sổ bên đời mộng mơ

    Hôm qua gió cũng bay về
đem theo hơi ấm tràn trề tình yêu
     Hôm nay gió lại lliêu xiêu
Mang theo nỗi nhớ nỗi buồn điêu linh

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Chú ngựa Xích Thố - Một điểm Philogic trong Tam Quốc

Có một điểm rất phi logic trong câu chuyện về chú ngựa Xích Thố lừng danh này mà những người đọc tinh ý có thể phát hiện ra. Khi Quan Vũ nhận được ngựa Xích Thố từ chỗ Tào Tháo thì Xích Thố đã là một con ngựa trưởng thành. Đó cũng là lúc Quan Vũ ở độ tuổi thanh niên. Sau này, khi Quan Vũ bại trận ở Mạch Thành và bị quân Đông Ngô giết, Quan Vũ vẫn cưỡi con ngựa Xích Thố. Khi đó, Quan Vũ tuổi đã ngoài 50. Đây rõ ràng là một sai lầm chết người của La Quán Trung.

Thân thế thật sự của Điêu Thuyền trong Tam Quốc?

 Điêu Thuyền vốn không phải là tên gọi mà là một chức danh để gọi những người hầu phục vụ mũ áo cho quan lại dưới triều nhà Hán. Điều này, đương nhiên La Quán Trung không thể không biết.

Vậy rốt cuộc Điêu Thuyền là ai và vì sao tác giả “Tam Quốc diễn nghĩa” lại cố tình che giấu thân phận cũng như số phận của mỹ nhân lừng danh sử sách này?


Nói về “Tam Quốc diễn nghĩa”, dường như chẳng mấy người Việt Nam cảm thấy xa lạ. Bộ tiểu thuyết của tác giả họ La có thể nói là đã tạo ra một sức sống và sự lan tỏa cực kỳ mãnh liệt, vượt ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên, với những người tò mò và thích suy luận, sau khi đọc bộ tiểu thuyết, ắt sẽ không khỏi cảm thấy cuốn tiểu thuyết “ba phần thực, bảy phần hư” này có nhiều tình tiết rất “khả nghi”, thậm chí phi logic và không thể lý giải được.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Tây Du Ký - Cùng giải mã một vài vấn đề biểu tượng của yêu quái

Xem phim Tây Du Ký chắc chắn có nhiều người thắc mắc tại sao Ngộ Không dễ dàng thắng được lửa lò Bát Quái của Thái Thượng Lão Quân mà lại bị thiêu bởi lửa tam muội của đứa trẻ Hồng Hài Nhi. Bánh xe lửa tam muội của Hồng Hai Nhi tượng trưng cho lửa tham và lửa sân, thế lực mạnh của ma giáo. Ngộ Không là vô ngã, tức không còn tham nhưng trí vẫn có lòng sân vì thế bị chế ngự bởi lửa tam muội. Cũng như vậy, quạt Ba Tiêu của La Sát nương nương là hình ảnh tượng trưng cho bát phong ở đời: khen, chê, mừng, danh vọng, giận, lợi dưỡng, được mất. Ngộ Không phải mượn Định Phong đơn của Bồ Tát Văn Thù mới chế ngự được, tức là phải định tâm với khắc chế được bát phong của đời.

Với 7 yêu nhền nhện, có bao giờ bạn tự hỏi tại sao Ngọc Thố, Bò Cạp Tinh,… và nhiều yêu quái khác đều muốn lấy Đường Tăng làm chồng còn 7 tiên nương xinh đẹp này chỉ muốn ăn thịt Đường Tăng? 7 yêu nhền nhện lần đầu xuất hiện khi đang tắm trong suối Trạc Cấu, tức suối rửa sạch cáu bẩn của dục ái, vì vậy 7 tiên nương này tuy xinh đẹp nhưng không còn dục vọng.

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

CỬU ÂM CHÂN KINH - Bộ bí-kíp có thật trong lịch sử võ thuật Trung Hoa


Hư và thực cứ bàng bạc, biến ảo đa đoan với các nhân vật, sự kiện, bí kíp võ công… trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung như chính những chiêu thức võ công mà ông hư cấu.

Cuối tháng 4-2010, tại núi Oa Hình, xã Hứa Phường, huyện Sùng Nhân – Giang Tây, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện một ngôi mộ cổ. Căn cứ vào việc phục dựng bia mộ đã hư hại cùng các cổ vật thu nhặt được, các nhà khảo cổ xác định chủ nhân ngôi mộ này chính là Hoàng Thường – nhà chính trị, triết học, văn học nổi tiếng đời Tống.
Thông tin này lập tức gây sốt dư luận ở Trung Quốc. Điều mà hầu hết mọi người đều quan tâm là Hoàng Thường có đúng là tác giả Cửu âm chân kinh, bí kíp tuyệt học võ công mà Kim Dung đã viết hay không?

Sự thật lịch sử phía sau huyền thoại CÁI BANG

Lịch sử Cái Bang có thể nói là từ rất lâu đời, danh xưng “Thiên Hạ Đệ Nhất Bang” không phải tự nhiên mà có. Nhờ tinh thần quật cường và nhân số đông đảo, phái này luôn chiếm một vị trí đáng kể trong võ lâm Trung Nguyên. Danh tiếng trên Giang hồ của Cái Bang lừng lẫy hàng trăm năm, nhân tài Ngọa hổ tàng long, thời nào cũng có. Trong bốn bể Đông Tây Nam Bắc, nơi nào có ăn xin, nơi đó có Cái Bang. Những đệ tử trong bang thương yêu giúp đỡ nhau, chia sẻ mọi thứ, tạo nên một khối thống nhất luôn theo phò Chính nghĩa.
Cái Bang là bang hội tập trung những tên ăn mày hành khất có rất đông hội viên, thường khoảng trên dưới vài chục vạn người thanh thế cực kì to lớn. Các đệ tử Cái Bang thường được chia theo đẳng cấp, mới gia nhập là cấp 1, đệ tử 1 túi rồi từ từ theo công lao và thời gian mà thăng cấp từ từ lên 2 , 3 , 4 … Cao nhất là các trưởng lão 8, 9 túi rồi trên nữa là Phó Bang Chủ và Bang Chủ. Bang Chủ Cái Bang rất được quần hào trọng vọng vì là người nắm trong tay sinh mệnh của hàng vạn đệ tử. Người có thể chi phối hầu hết các lực lượng võ lâm chính phái cùng với phái Thiếu Lâm là lãnh tụ võ lâm Trung Nguyên. Một bên được ví với Thái Sơn, còn 1 bên là Bắc Đẩu của võ lâm.
Trong lịch sử Cái Bang đã chịu nhiều khó khăn nhưng không quên mục tiêu của mình là tôn vinh chữ “nghĩa” và giúp người khó khăn. Vì vậy, Cái Bang trở thành môn phái gần gũi với dân nghèo và trở thành trung tâm của Bách Đạo dựa trên nền tảng sức mạnh của dân chúng.Tất cả mười ba thành đều là lãnh địa của Cái Bang. Dù cho đi đến đâu thì cũng có thể thấy ăn mày và trong số những ăn mày đó thì phần lớn là người của Cái Bang. Phần lớn đệ tử của Cái Bang đã làm cho Cái Bang trở thành môn phái mạnh nhất và Cái Bang được coi là “tai mắt của thiên hạ”. Trong vô số những môn phái của giang hồ thì Cái Bang là môn phái có thế mạnh về tin tức nhất.Tất cả thu nhập của Cái Bang đều dựa vào việc xin ăn. Nhưng việc xin ăn này không phải là do bất hạnh hay vì miếng ăn đơn thuần. Mục đích xin ăn của Cái Bang là kết bạn và cuối cùng là ra tay nghĩa hiệp.

Các đệ tử của Cái Bang có quyền học võ của bất kì môn phái nào, hay có thể được Bang Chủ truyền dạy võ công. Nhưng Cái Bang cũng có 2 môn Thần Công trấn phái là Hàng Long Thập Bát Chưởng cùng Đả Cẩu Bổng Pháp. Hai môn võ này được truyền tụng đời đời, các Bang Chủ chấp chưởng đại quyền đều phải biết 2 môn công phu này. Hàng Long chưởng có thể không biết nhưng nhất định phải thông thạo 36 chiêu Đả Cẩu Bổng. Suốt các đời Bang chủ luôn phải lãnh đạo Bang chúng hành hiệp trượng nghĩa, cứu khổ phò nguy đối phó ngoại xâm nội phản chống lại các thế lực ác độc của võ lâm. Vì vậy Cái Bang luôn có thanh thế rất lớn trên giang hồ và luôn nhận được sự kính trọng mến phục của đồng đạo võ lâm. Trong đó nổi tiếng nhất là Hồng Thất Công, bang chủ đời 18 của Cái Bang, người đã đạt đến cảnh giới 2 loại võ công trên.

Lịch sử Cái bang:
Theo lời kể của Hồng Thất Công, thì Cái Bang có lịch sử cũng khá lâu đời. Khoảng vào thời Đường sau khi Thiếu Lâm khai môn lập phái, vị Tổ Sư mở bang sáng lập bang phái cùng với 18 chiêu Hàng Long chưởng. Còn Đả cẩu Bổng pháp thì chưa được hoàn thiện , truyền qua từng đời thì tới đời thứ 3 vị Bang chủ này thêm vào thành 36 chiêu Đả Cẩu Bổng hoàn chỉnh …Truyền qua nhiều đời, thời cực thịnh của Cái Bang có thể là từ lúc Tiêu Phong tiếp nhiệm Cái Bang. Ông là vị Bang Chủ được đánh giá là tài ba nhất của Cái Bang với bao nhiêu công trạng to lớn lập được cho võ lâm Trung Nguyên và triều đình Đại Tống.
Lực lượng Cái Bang lúc đó khoảng hơn 60 vạn người, tiếc thay anh hùng thường bị trời ghen ghét. Nên Tiêu Phong đoản mạng, lập tức Cái Bang như rắn mất đầu chẳng còn oai phong như khi xưa. Mãi tới khi Hồng Thất Công nắm quyền mới có thể khôi phục phần nào uy danh lừng lẫy của Bang phái năm xưa. Sau Hồng Thất Công là Hoàng Dung, vị Bang chủ nữ đầu tiên của Cái Bang từ khi mở bang (người thứ hai là Sử Hồng Thạch), cũng đã lập nhiều đại công tạo dựng lại thanh thế cho Cái Bang trên giang hồ. Rồi Lỗ Hữu Cước , Gia Luật Tề thay nhau tiếp nhiệm … Qua nhiều năm , Cái Bang càng lúc càng suy vi, cho đến thời của Sử Hoả Long thì Hàng Long Thập Bát Chưởng thất truyền còn Cái Bang chỉ là 1 bang hội hạng 2 trên giang hồ …
Qua nhiều năm, cơ chế của Cái Bang có đôi chút thay đổi. Thời Bắc Tống , ngoài Tứ Đại Trưởng Lão Cái Bang còn có 2 vị trưởng lão là Truyền Công , Chấp Pháp , qua thời Nam Tống , các vị trưởng lão lại chia ra 2 phe : Áo Dơ , Áo Sạch và cũng chỉ còn 4 vị, đến thời Nguyên Minh chỉ còn 2 vị lãnh đạo cao nhất là Trưởng Bát Long Đầu và Trưởng Bảng Long Đầu cùng tên Chấp Pháp …
Các Bang Chủ Cái Bang qua các thời kì :
- Uông Kiếm Thông : Bang chủ đời thứ 16
- Tiêu Phong : Bang chủ đời thứ 17
- Hồng Thất Công : Bang chủ đời thứ 18
- Hoàng Dung : Bang chủ nữ duy nhất , đời thứ 19
- Lỗ Hữu Cước : Bang chủ đời thứ 20
- Gia Luật Tề : Bang chủ đời thứ 21
Sau đó còn 2 vị là Sử Hoả Long , Giải Phong ( trong Tiếu Ngạo Giang Hồ ) : không rõ đời thứ bao nhiêu …
Hệ thống võ công:
Ưu điểm của võ công Cái Bang là có tính thực dụng và thực tiễn cao. Không duy trì, giữ gìn lễ nghi và lề thói như những môn phái khác của Bách Đạo. Võ công của Cái Bang chuyên đánh lạc hướng đối phương, nên thoạt nhìn nó có vẻ lén lút hèn hạ. Thế nhưng, ẩn bên trong nó là triết lý của những bậc thầy không màng tới thế sự. Võ công Cái Bang không ảo diệu thâm thúy. Trong các loại võ công, võ công Cái Bang chỉ có mấy ưu điểm được bổ sung là mang tính lịch sử và truyền thống (Đả Cẩu Bổng Pháp hay Giáng Long Thập Bát Chưởng…). Do đó, hầu hết những đệ tử đều bị nguy hiểm vì chạy theo lợi ích lớn mà từ bỏ thân thể mình.
1.Cái Bang Chưởng Pháp :
Cao thủ Cái bang càng đánh càng dồi dào sức lực, khi sinh mạnh lâm nguy võ công được phát huy tới mức tột đỉnh.Đệ tử Cái bang thiện chiến giáp lá cà, đồng thời né tránh đòn đánh gần rất lanh lẹ. Những kẻ ra đòn nặng với đệ tử Cái bang đều phải chuốc lấy phần thiệt. Họ càng ra nhiều đòn liên hoàn, công lực càng tăng lên gấp bội và có thể kết liễu kẻ địch từ xa. Đến khi nhận ra ý đồ của họ, kẻ địch tiến thoái lưỡng nan, chạy trốn không được mà chống cự cũng không nổi.
Võ công tuyệt học của Cái Bang Chưởng pháp là Hàng Long Thập Bát Chưởng, còn gọi là Giáng Long Thập Bát Chưởng, môn võ công trấn phái của Cái Bang. Giáng Long Thập Bát Chưởng được xem là 1 trong 3 chiêu thức lợi hại nhất võ lâm, cùng sánh ngang với tuyệt kỹ võ học của Thiếu Lâm và Võ Đang. Sau đây là tên 15 chiêu của Giáng Long Thập Bát Chưởng, 3 chiêu cuối của Giáng Long Thập Bát Chưởng tương truyền đã không còn hiện hữu giang hồ sau khi Hồng Thất Công rời Cái Bang mai danh ẩn tích, các bang chủ về sau của Cái Bang không ai có thể luyện được 3 chiêu này :
1 . Kháng Long Hữu Hối
2 . Phi Long Tại Thiên
3 . Quần Long Vô Thủ
4 . Tiềm Long Hốt Dụng
5 . Bàn Long Thực Nhật
6 . Song Long Xuất Hải
7 . Đột Như Kì Lai
8 . Lợi Thiệp Đại Xuyên
9 . Kiến Long Tại Điền
10. Hoặc Dược Tại Uyên
11. Lý Sương Băng Chí
12 . Hồng Tàm Ư Lục
13 . Chấn Kinh Bách Lý
14 . Thần Long Bãi Vĩ
15 . Long Chiến Vũ Dã
Bộ chưởng pháp này là võ công chí cương của thiên hạ, bao đời Bang Chủ Cái Bang nhờ nó mà thành danh giang hồ uy lực tuỳ theo người sử dụng.
Hoàng Dung: Nữ bang chủ duy nhất của Cái Bang
Trích dẫn từ lời tác giả Kim Dung:
Những cao thủ về môn chưởng pháp này có thể kể là Tiêu Phong, Hồng Thất Công, Quách Tĩnh. Tiếc thay, từ sau thời Anh Hùng Xạ Điêu, vật đổi sao dời Hàng Long Chưởng cũng theo đó mà thất truyền cùng với sự suy vi của Cái Bang. Đến thời Gia Luật Tề thì chắc không học nổi toàn bộ, Quách đại hiệp đành phải gửi gắm hi vọng vào hậu thế trong thanh Ỷ Thiên kiếm… Nhớ lại sau này bang chủ Cái Bang Sử Hoả Long chỉ tập thành có 12 chiêu mà tiếc cho Tiêu Phong 1 thân anh hùng lại vùi thây nơi hiểm địa …
2.Cái Bang Bổng Pháp
Đả Cẩu Bổng Pháp: Công nhận là tổ sư khai môn lập phái của Cái Bang thật lạ, một mặt sử dụng tên 1 con linh vật, Rồng để đặt tên cho chưởng pháp (Hàng Long thập bát chưởng) mặt khác sử dụng tên một con vật tầm thường, Cẩu để gọi môn Bổng Pháp chí bảo trấn bang…
Như ta đã biết, Đả Cẩu Bổng Pháp gắn liền với cây Đả Cẩu Bổng danh lừng thiên hạ. Tương truyền tất cả các Bang Chủ Cái Bang khi tiếp nhiệm trọng trách đều được Bang Chủ tiền nhiệm dạy cho môn võ công thần diệu này. Nhưng có lẽ ít ai biết được hình dáng thực sự của cây Đả cẩu Bổng. Bởi nó dài 3 thước lẻ 7 phân, hình thẳng và làm bằng trúc xanh. Còn Đả Cẩu Bổng của Bang Chủ thì làm bằng Lục ngọ , có màu xanh như trúc vậy. Một cây gậy tầm thường như vậy nhưng lại có quyền lực tối cao, có thể sai khiến hàng vạn vạn Bang Chúng dưới quyền.
Tiếp theo là bàn về Đả Cẩu Bổng Pháp, lộ Bổng Pháp này gồm 36 chiêu chia theo 8 chữ khẩu quyết : buộc, đập, trói đâm, khều, dẫn, khoá, xoay. Tuỳ tình hình địch thủ và gia số võ công mà sử dụng 1 trong 8 chữ khẩu quyết này là có thể khắc địch chế thắng. Điểm lợi hại của Bổng Pháp này là người võ công kém hơn khi đụng đối thủ mạnh cũng có thể chiến thắng nổi, chiêu thức Bổng Pháp biến ảo tinh diệu tuyệt kì. Có thể điểm sơ sơ qua vài chiêu:
1. Ngao Khẩu Đoạt Trượng (dùng cướp gậy)
2. Áp Thiên Cẩu Bối (khẩu quyết chữ Khoá)
3. Bổng Đả Song Khuyển (chữ Đập)
4. Bát Thảo Tầm Xà (chữ Đâm)
5. Lục Phản Cẩu Điện (chữ Đâm )
6. Bát Cẩu Triều Thiên ( chữ Khoá )
Người có thể sử dụng thuần thục Đã Cẩu Bổng Pháp lại là nữ bang chủ duy nhất của Cái Bang, đồng thời cũng là bang chủ đời 19 của Cái Bang : Hoàng Dung.
Nói đến Cái Bang là ta nói nghĩ ngay đến “Thiên Hạ Đệ Nhất Bang”, nghĩ đến các nhân vật Hồng Thất Công, Kiều Phong (Tiêu Phong), Quách Tĩnh v.v…. Ngoài danh hiệu “Thiên Hạ Đệ Nhất Bang” ra, ta còn dễ dàng liên tưởng đến Giáng Long Thật Bát Chưởng, Đã cẩu bổng pháp. Đệ tử Cái Bang phân bố khắp nơi, đông tay nam bắc đâu có ăn xin, là nơi đó có phân đà của Cái Bang.

Kết cấu bang phái:
Cấp cao nhất, thống lĩnh bang phái: Bang chủ.
Bang chủ lấy bốn biển làm nhà, ngao du đây đó, không cố định một nơi. Nguyên nhân 1 phần là do bang phái trải rộng khắp thiên hạ, nên bang chủ không thể ngồi một nơi mà quản lý bang hội, nên phải nay nơi này, mai nơi khác giám sát bang chúng. Tuy nhiên, vào mỗi đầu tháng phải đến Hồ Động Đình để họp cùng gặp các trưởng lão trong bang, xử lý những công việc quan trọng. Bang chủ Cái Bang võ công xuất chúng, lại ngày đây mai đó, nên hành hiệp trượng nghĩa khắp nơi. Rất nhiều người trong chốn giang hồ mang ơn bang chủ Cái Bang, vì thế rất được đồng đạo chốn giang hồ kính trọng.
Dưới bang chủ là trưởng Lão. Ví dụ như truyền công trưởng lão (dạy võ công), chấp pháp trưởng lão, chưởng côn trưởng lão v.v…. Nhiệm vụ là giúp đỡ bang chủ xử lý công việc trong bang. Đảm đương chức vụ trưởng lão, phải là đệ tử 9 túi.
Kế đến, đó là đệ tử 8 túi. Giữ cương vị hộ pháp trong bang. Thường gồm có 5 người, xưng là Ngũ Đại Hộ Pháp, gồm : Đông Đàng Hộ Pháp, Tây Đàng Hộ Pháp, Nam Đàng Hộ Pháp, Bắc Đàng Hộ Pháp, Trung Đàng Hộ Pháp. Nhiệm vụ của họ là phân công quản lý các phân đà ở 5 khu vực khác nhau của Trung Nguyên.
Tiếp theo đó là đệ tử 7 túi, thường giữ chức vụ trưởng phân đà ở 1 thành thị nào đó, kế đến là dệ tự sáu túi, năm túi, bốn túi, ba túi, hai túi, một túi, và không có túi nào.


                                                                                                    Nguồn: internet

 

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Giải mã những giọt nước mắt Gia Cát Lượng - một góc nhìn trái chiều

Gia Cát Lượng đầu tiên là khóc Chu Du. Năm 36 tuổi, vị đô đốc thủy quân của Đông Ngô Chu Du đã bất hạnh tiêu vong, Gia Cát Lượng mang theo Triệu Tử Long và một số người khác nữa đến phúng viếng. Chỉ thấy Khổng Minh tới trước linh sàng Chu Du, bày lễ vật, tự rót rượu, đổ xuống đất rồi khóc lớn, vừa khóc vừa thuật lại Chu Du sinh thời anh hùng, văn tài võ lược, rộng lượng chí cao như thế nào, rồi giúp Tôn Quyền cát cứ Giang Đông, xây dựng sự nghiệp ra sao. Ông ta cực lực ca ngợi tấm lòng trung nghĩa, khí chất anh hùng của Chu Du. Đứng trước quan tài của Chu Du, ông đau đớn nói: “Hỡi ôi Công Cẩn, sinh tử vĩnh biệt!”. “Hồn phách có linh, xin chứng giám cho tấm lòng của tôi: từ đây trong thiên hạ, sẽ không tìm thấy đâu kẻ tri âm! Than ôi đau đớn thay!”. Ông ta nước mắt như suối, bi thương khóc lóc không dừng, thực là cảm động lòng người. Những người có mặt trong buổi hôm đó không ai là không bị nước mắt của ông ta làm cho cảm động, các tướng lĩnh không có ai không bị tình cảm của ông ta cảm hóa.
Gia Cát Lượng giống như đám tang mẹ, khóc lóc kêu gào. Các tướng lĩnh Đông Ngô đều bị tung hỏa mù. Họ nghĩ không ra rằng vì sao Chu Du chết. Không phải là người trước mắt họ, nói lời mà không giữ, chua ngoa cay nghiệt thì Chu Du đâu đã chết nhanh như vậy. Giờ đến đám tang khóc viếng, phân minh là không ai ăn hiếp Giang Đông cả, có ý muốn hạ thấp Chu Du, trình hiện trước thế nhân một giả tượng rằng: không phải là tôi, Gia Cát Lượng, thế này thế nọ mà là ông, Chu Du, nhỏ nhen, việc ông tức khí mà chết hoàn toàn không liên quan tới tôi. Ông xem ông chết mà tôi vẫn còn tới khóc viếng ông, ông phải nói tôi thật rộng lượng mới đúng! Đối với một người đã chết mà ông ta vẫn không từ bỏ, lòng dạ Gia Cát Lượng quả thật còn hơn lang sói.