MENU

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Tiểu thuyết Tuổi Thơ - kỳ 5

Tiểu thuyết Tuổi Thơ -  kỳ 5
Tác giả: Bình Minh (Bùi Văn Thạch)


CON TRÂU XÁM

            Nó là một con trâu lông và da màu xám bạc rất đẹp, rất hiền, kéo cầy rất khỏe vì thế mà gia đình tôi đã giữ và nuôi nó trong khoảng thời gian lâu nhất trong số những con trâu đã nuôi. Tôi còn nhớ bố tôi thường hay nói ví: con trâu là đầu cơ nghiệp – nhà mình không nuôi trâu thì lấy gì mà ăn vậy nên con phải chăm nó cẩn thận không để nó đói! Thuở nhỏ tôi cứ nửa buổi đến trường nửa buổi cưỡi lưng trâu mặc cho nó thong thả gặm cỏ. Tôi chỉ cần nhìn hai bên hông trâu căng tròn là biết ngay nó đã ăn no và có thể dắt về nhà! Con trâu xám bạc gắn kết gần như suốt quãng đời mục đồng của tôi! Bất kể một vị lái trâu nào khi nhìn thấy con trâu xám nhà tôi cũng phải thốt lên khen ngợi bởi xem bốn khoáy theo đúng kiểu trung tiền neo hậu cân đối đẹp như tranh vẽ không thể chê vào đâu được! Đó là tướng trâu khôn! Mà quả đúng như thế, mỗi lần có người ngắm nghía con trâu rồi tấm tắc bàn tán khen ngợi, tôi lại góp vui bằng hàng loạt kì tích “thương chủ” của nó chẳng khác gì giống khuyển mã trung thành!
Đọc tiếp >>
            Chuyện thứ nhất ấy là khi nhà tôi nuôi con trâu xám này được 1 năm, sau thời gian chửa nó đẻ một con nghé con màu xám rất đẹp. Thấm thoát cũng trải qua sáu tháng nuôi cả mẹ lẫn con, đến lúc phải bán con nghé để con trâu mẹ còn tiếp tục mang thai và sinh lứa mới. Bố tôi gọi người đến mua con nghé và dắt con nghé đi! Cả đêm hôm ấy con trâu mẹ không chịu ăn cỏ, nó rống lên từng hổi thảm thiết để gọi nghé con! Tôi nằm trong nhà nghe từng hồi than vãn thổn thức của nó thì hiểu rằng nó đang rất nhớ con nó! Nhưng biết làm sao được! Rồi cả tuần sau đó nó vẫn nhớ con vẫn thổn thức gọi con hàng đêm. Có lúc đang gặm cỏ nó chợt nhớ đến con nó, nó ngoái ngác nhìn xung quanh như tìm kiếm rồi lại thốt lên tiếng gọi: Nghẹ! Nghẹ! Nghẹ! Nhìn đôi mắt nồi của nó đỏ au đầy thổn thức mà lòng tôi cũng thấy thật thương cho nó! Tôi nhìn nó rồi mắng: không tìm thấy đâu! Ăn đi! Thế đấy! Cái tình cảm máu mủ tới con vật cũng mang nặng đầy thổn thức đến vậy!
            Chuyện thứ hai là một câu chuyện mà có lẽ trong đời tôi chẳng thể nào quên được. Đó là vào một buổi chiều giữa cánh đồng mênh mông, gió thổi mát rười rượi như muốn ru tôi ngủ vậy. Như thường lệ, tôi nối dài thêm thừng trâu bằng dây chuối rồi buộc vào chân, mặc cho con trâu cứ thế thong thả gặm cỏ, tôi có thời gian nằm ngủ được một chút, khi nào nó vượt xa tôi thì dây thừng sẽ động chân và tôi sẽ biết. Cứ như thế tôi lại chạy về phía trước cả chục mét rồi lại chọn một gốc thông nào đó nằm ngủ rồi nếu thấy chân động động thì lại di chuyển. Những cơn gió tự nhiên nơi cánh đồng bao la bát ngát thật mát mẻ và êm dịu đến lạ kì. Kể cả cho đến giờ đây hưởng đủ mọi loại gió quạt điện, quạt hơi nước, điều hòa … nhưng trong kí ức của tôi những ngọn gió nơi quê hương tuổi thơ luôn mang sự tươi mát đầy ngọt ngào mà dù có đi đến nơi đâu tôi cũng không thể nào tìm được! Lúc đó tôi đang thiu thiu ngủ, con trâu không chịu gặm cỏ mà lại sà xuống dàn rau muống ven bờ song để ăn. Tôi chẳng hề hay biết gì hết mà cứ thế nhắm mắt ngủ ngon lành, bỗng có tiếng người hét lớn: ăn rau muốn này! Ăn rau muống này! Rồi có tiếng roi quất vào con trâu kêu: đét! đét! đét! liên hồi mấy cái, tôi chưa kịp định hình việc gì xảy ra thì con trâu do bị đánh bất ngờ từ phía sau nhảy lồng lên rồi chạy về phía trước. Nhưng do khoảng cách từ chỗ nó đến nơi tôi nằm chỉ chừng 4 hoặc 5 mét, con trâu chạy đến sát nơi tôi nằm thì đột nhiên nó nhún người nhảy vọt qua người tôi rồi tiếp tục chạy! Tôi mở mắt ra nhìn thì con trâu đã vượt qua người tôi và chạy về phía trước mà hồn xiêu phách lạc. chủ bè rau muống vừa đánh con trâu lúc đó cũng sợ đến thót tim bà chạy vội lại xem tôi có bị làm sao rồi luôn mồm nói: Giê-su-ma lậy chúa tôi! May quá! Con trâu nó biết tránh mày đấy nó mà chay một mạch thì mày lòi ruột ra rồi! Mà quả thật cũng may mắn thật! Nhưng tôi cũng biết trong việc đấy may mắng chỉ là phần nhỏ, chủ yếu là ở cái tình của con vật ấy! Dù khó nguy, dù gấp rút đường cùng vẫn cố gắng tránh để không làm hại đến chủ nhân của nó!
            Một lần nữa lại cũng do nằm ngủ mà tôi cảm nhận được cái tình của con trâu xám thật nặng sâu!  Hôm đó tôi nằm vắt vẻo trên lưng trâu mặc cho nó ăn, thế rồi trời cao cao dịu mát của buổi chiều muộn mùa thu đã làm mắt tôi chợp lại, tôi ngủ thiếp trên lưng con vật lúc nào chẳng hay! Bỗng uỵch! Con trâu nhảy qua một “lỗ mạch” để sang bờ tiếp theo gặm cỏ, lập tức tôi ngã từ trên lưng con trâu xuống bờ ruộng! Cú ngã đột ngột là tôi đau điếng khắp mình, tôi cứ nằm im bất động ở đó lúc lâu để cho đỡ đau mới bò dậy! Con vật thấy tôi ngã xuống lúc lâu mà không dậy, nó không gặm cỏ nữa mà quay về phía tôi rồi cứ thế lấy mõm hất hất, đẩy đẩy chân tôi như  thể xem tôi có còn sống không nữa! Tôi dang tay ra thì nó dúi dúi mõm về tôi rồi cứ thế lấy lưỡi liếm liếm tay tôi như thể đang động viên tôi cố gắng! Cử chỉ của nó lúc đó mới âu yếm làm sao! Tôi cảm nhận được trong đó có cả sự lo lắng cho tôi, sự quan tâm đến tôi và cả sự biết lỗi của một con vật đã vô tình làm tổn thương chủ nhân của mình vậy! Thấy cử chỉ của nó trong tôi bừng lên niềm vui khó tả mà bỗng dưng tôi quên hẳn đau đớn của cú ngã và đứng dậy  tiếp tục dắt trâu đi tiếp.
            Thấm thoát cũng là mùa hè thứ 8 con trâu xám gắn bó với tuổi thơ tôi! Trước đó một thời gian nó xuất hiện một khối u khá to ở cổ. càng ngày khổi u càng to hơn và con trâu xám càng trở nên mệt nhọc hơn! Bố tôi đã cố gắng tìm mọi cách, mời đủ các bác sĩ thú y quanh vùng đến chữa bệnh cho nó nhưng chẳng có tiến triển. cả gia đình tôi buồn rầu nhìn con trâu béo tốt đẹp mã ngày nào mà giờ đây gầy đi trông thấy. Nó trở nên xơ xác kiệt quệ, đôi mắt nồi ra trong khi quầng mắt thì hõm sâu, ánh mắt nó khô cằn chứ không còn mọng nước như hồi chưa mang bệnh. Tôi buồn lắm! Ngày ngày dắt nó đi chăn, thấy nó không ăn cỏ hoặc ăn được chút thì lại đứng lại thở dốc liên hồi làm tôi thấy lòng nặng trĩu! Rồi đúng cái hôm định mệnh ấy, giữa trưa hè oi ả tôi ra dắt trâu đi chăn như thường lệ. Lúc ra đến quán trâu, khác với mọi hôm thấy tôi là nó đứng lên chờ đợi tôi dắt đi, hôm đó nó cứ nằm im, mắt nó lim dim không mở to nữa. Mồm nó há to như bị hóc vật gì trong cổ mà không thể lấy ra. Dù mệt nhưng nó vẫn biết tôi ra, nó lim rim nhìn tôi, hai khóe mắt tuân trào hai dòng nước mắt. không biết do khối u đang hành hạ nó làm nó đau hay nó đang khóc khi nhìn thấy tôi và biết rằng sắp phải xa tôi nữa! Trong vô thức tôi chạy vụt vào nhà gọi bố tôi với giọng thất thanh: Bố! Bố! Bố ơi! Con trâu nó sắp chết rồi! Nói rồi tôi chạy vụt ra chỗ con trâu nằm lấy tay lau những giọt nước mắt đang trào ra hai khóe mắt. Bố tôi ra nhìn thấy con trâu như thế thì lập tức vào nhà đạp xe như bay  gọi bác sĩ thú y gần nhà, lúc ông bác sĩ đến xem thì bảo: “ Tốt nhất bác lên gọi lái trâu đến mua, được đồng nào hay đồng ấy, em tiêm cho nó một mũi để nó khỏe cho bác gọi lái đến bán chứ để là nay mai nó sẽ chết thôi! ”
            Quả đúng như lời bác sĩ thú ý, sau khi tiêm thuốc một lúc thì con trâu khỏe hơn có thể đứng dậy uống nước nhai cỏ được. Bố tôi lập tức gọi lái trâu đến.  Bố tôi cũng trình bày rõ nguyên nhân con trâu mắc bệnh nên muốn bán nê cuộc ngã giá diễn ra rất nhanh để ông lái có thể dắt con trâu lên xe tải để đưa đi khi nó còn đang khỏe vì thuốc tiêm còn tác dụng. Nhưng khi ông lái đến dắt con trâu đi thì nó nhất định đứng ỳ ra đó không đi dù ông ta dung đủ mọi cách hò, kéo. Thấy vậy bố tôi bảo tôi: Bình! Con lại dắt nó ra xe cho chú lái trâu đi!
            Tôi lại xoa đầu con trâu rồi dắt nó đi, nó lững thững bước theo tôi từng bước chậm chạp. Có lẽ đấy là lần đầu tiên được leo lên xe tải nên con trâu ngớ ngác không dám bước lên cầu để đi vào thùng xe. Tôi cố gắng dắt phía trước bố tôi  đuổi phía sau! Khi đã được cọc trên thùng xe tải, cánh cửa phía sau thùng xe đóng sập lại, con trâu ngơ ngác rồi dường như hiểu ra điều gì nó cố gắng dẫy giụa đòi bước xuống! Đôi mắt vốn bị khối u hành ha đến khô cằn của nó nhắm chặt lại rồi mở căng to nhìn về phía tôi rồi tuân ra một dòng lệ nơi hai khóe mắt! Nó kêu lên mấy tiếng: Nghẹ! Nghẹ! Nghẹ!
            Xe nổ máy, đem con trâu xám đi xa mà tôi vẫn đứng nhìn theo cho đến khi bóng xe khuất hẳn! Lòng tôi nao nao một nỗi bâng khuâng buồn xáo trộn! Phía chân trời hoàng hôn đượm một màu vàng vọt mênh mang!

9 nhận xét:

Unknown nói...

đọc mấy dòng của Anh mà em như nhớ lại thời ấu thơ làm "cu trâu" của mình nơi Lạc Nam!

Đá cuội nói...

Cái thuở cu trâu nó cũng có cái hay riêng mà Văn Liên Bùi!
TRân trọng!

Unknown nói...

đọc từng câu, từng dòng Anh viết, trong em chợt ùa về bao cảm xúc của tuổi thơ em!

Đá cuội nói...

Giang Nam trong bài Quê hương có câu thơ thế này nhé Thanhtuyet Bui:
Ai bảo chăn trâi là khổ
Tôi mơ màng nghe tiếng hót trên cao

Càng đi xa quê, càng trưởng thành thì con người ta sẽ càng cảm thấy nhớ thấy yêu hơn những hình ảnh thân thuộc của quá khứ em à! Chúc thành công và thành đạt!

Unknown nói...

Bài viết rất hay! Chỉ có thể là Giao Lạc !hihi...

Đá cuội nói...

Thank Nhung Tran vì lời khen!
P/s: Chỉ có thể là Giao Lạc: Giao Lạc - nghĩa là sự giao thoa của niềm vui. Vùng đất của những con người lạc quan tụ họp đấy Nhung Tran!
Cheer!

Unknown nói...

Đọc bài của anh Thạch_Stone nhớ tuổi thơ quá, nhớ con trâu nhà em cái cảnh chia tay nó. Nó gắn bó em từ khi học tiểu học. Năm em học lớp 10, nó bị 1 cục chốc ngay đầu gối. Cũng phải chia tay nó, từ đó không nuôi trâu nữa. Lâu lắm không gặp anh, anh khoẻ chứ, hôm cuối tuần đi ăn cưới thằng Đặng, có gặp chú Phúc, Oai, Trường nữa, Vừa nhắc lâu lắm không gặp anh Thạch. Hnay nhớ ra hì học hỏi google về ông Thach Stone, tình cờ gặp bài này đọ lun :))

Unknown nói...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Đá cuội nói...

Thằng đệ Biểu Hoàng cũng vui tínhỉa phết đấy chứ nhỉ! hihihi! Cho anh gửi lời hỏi thăm anh em chiến hữu nhé! a vẫn khỏe! hẹn anh em ngày trở về không xa nhậu một bữa tưng bừng nhé! Chú nhớ bảo trọng! khà khà!