MENU

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Tây Du Ký và cái kết không phải phản đạo đức

     Đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân nhiều người không khỏi thắc mắc hình ảnh Đường Tăng đút lót cái bát vàng cho hai tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà - những vị thánh tăng hàng đầu trong hàng đệ tử Phật. Thậm chí có người còn nói đây là cái kết phản đạo đức. Đây cũng chính là vấn đề gây nhiều tranh cãi xưa nay của các học giả khi nghiên cứu về tác phẩm kinh điển này.
     Vậy vấn đề ở đây cần được hiểu như thế nào?


     Tôi đã có dịp tiếp xúc với một số nhà nghiên cứu trẻ của Trung HOa Dân Quốc, khi được hỏi cái kết thúc của việc đòi quà "thông cảm" bằng cái bát vàng của câu chuyện có thể coi là phản đạo đức chăng? Câu trả lợi tôi nhận được là không thể coi như thế được!
Đọc tiếp>>
     Lần tìm trên các trang nghiên cứu tôi cũng bắt gặp đâu đó quan điểm của một số tác giả nói rằng đó là phản đạo đức ( Xin xem: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-136_4-9907_5-50_6-1_17-30_14-2_15-2/ ). Nhưng thiết nghĩ để có thể kết luận được điều này có lẽ chúng ta nên tìm hiểu ở nhiều góc cạnh trên một thể xuyên suốt tác phẩm chứ không phải nhìn ở một góc cạnh nào đó rồi kết luận được.  Chúng ta có thể hiểu như sau:
     Trước hết chúng ta cần hiểu Tây Du Ký mà Ngô Thừa Ân viết nhằm mục đích thể hiện tư duy và phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội phong kiến mà nếu ông viết không khéo có thể mang vạ vào thân. Chính vì thế tác giả đã vô cùng tinh diệu khi mượn tích truyện Đường Tăng  đi thỉnh kinh rồi hư cấu  vào tác phẩm một loạt các tình tiết li kì hấp dẫn. Thông qua đó ông nhằm phản ánh nhiều mặt xã hội như vấn đề quan trên bợ đỡ kẻ dưới, vấn nạn hối lộ tham ô, đút lót..... Và các vấn nạn ấy, các vấn đề ấy vẫn còn là đề tài nóng bỏng đến tận hôm nay! Và nếu theo trường nghĩa này mà hiểu thì rõ ràng Tác phẩm Tây Du Ký đã lột tả đến mức đỉnh điểm ở hình ảnh cái bát vàng cuối truyện. Ở những nơi mà người ta cứ ngỡ là thanh liêm lắm, trong sạch lắm vẫn còn lẩn khuất hiện tượng vòi vĩnh đút lót, có thể bề trên biết nhưng cũng làm ngơ! Thật chẳng còn gì có thể diễn tả hay hơn nữa về điều này!


    Tuy nhiên sóng gió cũng từ đây: Những người tôn  sùng phật tổ khi đọc đến đây họ cảm thấy thực sự chạnh lòng và không thể chấp nhận được cái kết như vậy. Phật tổ là đáng cao cả, uy quyền, là đáng muôn người tôn kính lẽ nào có thể đồng lõa với  tội lỗi với tham nhũng chứ? Cái thiêng liêng bị Ngô Thừa Ân bôi nhọ đến mức có thể gọi là phản đạo đức, phản giáo dục sao? Thực ra chính tôi cũng có một phần cảm giác ấy khi lần đầu tìm hiểu đến điều này. Nhưng thiển nghĩ chúng ta nên bình tĩnh nhìn nhận lại vấn đề một cách sâu hơn chúng ta sẽ thấy lộ ra nhiều điều mà đằng sau cái chướng mắt ấy lại là một ẩn ý huyền diệu của phật pháp! Hãy nhìn xem trong cái cuộc đòi trầm luân bể khổ sinh lão bệnh tử này nguyên nhân cốt lõi của nó theo phật là gì? đó chẳng phải là Tham - Sân - Si sao? Muốn được thanh tịnh phải từ bỏ Tham - Sân - Si.  Đường Huyền Trang vượt ngìn dặm xa xôi, lặn lội 17 năm trời nguy hiểm đến đất phật chỉ muốn lĩnh hội chân kinh chẳng phải là đã từ bỏ hết rồi sao? Thưa chưa đâu, vấn đề chính là ở cái bát vàng đấy! Đường tam tạng được vua Đường cho nhận họ vua, nhận làm nghĩa đệ và tặng bát vàng. Đường Tăng giữ nó như một kỉ vật thiêng liêng đó chính là giữ cái tình cảm của con người trần thế. Hơn thế nữa cái bát vàng mang giá trị vật chất lớn lao! Muốn lĩnh hội chân kinh không phải là dễ! Đúng thế!  Một người tu hành trên con đường diệt dục để đến cõi niết bàn càn có một sự quyết tâm cao độ, tuy nhiên con người trong vô thức đôi khi vô tình vẫn giữ một chút thất tình nhục dục trong mình mà không phải ai cũng biết. Điều đó phải nhờ tuệ nhãn phật tổ, nhờ sự huyền diệu của phật mới giúp họ Ngộ ra và từ bỏ và từ đó mới thực sự thanh tịnh! Đó, vấn đề chính chỗ đó. Chúng ta ta nên biế hai vị tôn giả và phật tổ ngồi trên vàng, họ có phép thuật biến ra cả đống vàng vậy họ cần gì phải cần cái bát vàng của Đường tăng làm gì? Chính là muốn diệt hẳn cái Tham - Sân - Si còn vô tình vướng trong người Đường tăng. Còn Phật tổ nói: "Nhà ngươi chớ nói ồn lên! Chuyện hai người đó [Ca-diếp và A-nan] đòi lễ bọn ngươi, ta đã biết rồi. Có điều là kinh không phải ai cũng cho, mà cũng không thể lấy không được..." . Thực ra đó cũng là dụng ý phật pháp mà Ngô Thừa Ân muốn gửi gắm vào đó rằng Kinh phật và sự huyền diệu của phật pháp phải được đánh đổi bằng tất cả mọi thứ. Để có thể Ngộ được chân kinh, đến được cõi niết bàn con người ta cần phải từ bỏ mọi điều liên quan đến Tham - Sân - Si , thất tình, lục dục ....và cần thêm tuệ nhãn đức phật soi đường chỉ lối.
     Nói thì còn dài, nhưng trong khuân khổ bài viết ngắn chỉ xin dừng ở đây như một lời nhắn nhủ tới rất nhiều vị cao tăng: xin các vị hãy bình tâm mà nhìn lại một cách công tâm cho Thiên tiểu thuyết Tây Du Ký. Và phải chăng cái cách đánh giá Ngô Thừa Ân viết kết truyện phản đạo đức há chẳng phải là hơi quá cho tác gia hay sao!
  Các bạn xem bài đánh giá TDK phản đạo đức của hòa thượng Thích Nhật Từ ở đây:   http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-136_4-9907_5-50_6-1_17-30_14-2_15-2/

Không có nhận xét nào: