MENU

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

Tôn Ngộ Không - Một nhân vật có thật chứ không phải giả tưởng

     Từ trước tới nay khi nhắc tới Tây Du Ký người ta chỉ nhắc tới Đường Tam Tạng như là một nhân vật lịch sử có thật tượng trưng cho lòng từ bi, thiện tâm nói chung là lòng hướng về đạo nhưng thiên về tình cảm nhân sinh. Còn lại ba học trò đi theo chỉ là một sự giả tưởng mà Ngô Thừa Ân vẽ ra để thể hiện các tính cách cũng như triết lí nhà phật mà thôi:
     Tôn Ngộ Không:Thể hiện Lí trí quết đoán
      Bát Giới: Con người trần thế với đam mê sắc dục và tâm hồn ăn uống hưởng lạc
      Sa Tăng: Tượng trưng cho sự nhẫn nại, nghị lực, một lòng theo thầy
      Ngoài ra còn có con ngựa Bạch Long - Tam thái tử của long cung tượng trưng cho tinh thần phục vụ hết mình mặc dù thân thế cao sang.
Đọc tiếp >>

       Tất cả những nhân vật này chính là hình mẫu quanh Đường Tăng - một nhà tu hành đắc đạo, nhằm thể hiện tất cả những gì Tam Tạng đã vượt qua bản năng của một con người tầm thường trên con đường đến với chân kinh và tu thành chính quả.
             
       Tuy nhiên gần đây các nhà khảo cổ Trung Quốc lại có một phát hiện hết sức ngạc nhiên về các bức vẽ này được tìm thấy trong Động Thiên Phật (cách huyện Tây An, tỉnh Cam Túc khoảng 90 km). Các bức hình  được đánh giá là có niên đại cách đây hơn 1000 năm, tức là có trước khi Ngô Thừa Ân viết Tây Du Ký một khoảng thời gian dài. Trong các bức hình có cảnh một vị hòa thượng và khỉ hình người đang trang nghiêm chắp tay hành lễ, hướng mặt về phía Phật Bà Quan Âm trên đài Kim Cương bảo thạch. Ngoài ra còn có bốn bức hình khác khắc họa chi tiết thầy trò Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh gần giống với nội dung của “Tây Du Ký” mà Ngô Thừa Ân viết. Đây chính là dấu tích quan trọng nhất để các nhà khoa học đi sâu tìm hiểu và có kết luận về thân phận thật sự của Tôn Ngộ Không là hoàn toàn có thật chứ không phải là một nhân vật giả tưởng như xưa nay chúng ta đã nghĩ!
      Giáo sư Hà Văn Kiệt sau khi nghiên cứu các bức hình và các tài liệu liên quan đã khẳng định rằng: Tôn Ngộ Không thực chất là một người đàn ông có thật, tên là Thạch Bàn Đà, quê tại thành Tiên Dương, người dân tộc Hồ. Ông có ngoại hình xấu xí, thô kệch, kỳ quái, nên có biệt danh là “Hầu hình nhân” (Người hình khỉ). Tuy nhiên, người dân trong vùng ai cũng yêu quý Thạch Bàn Đà, bởi ông tính tình thực thà, thông minh nhanh nhẹn, võ nghệ cao cường, thường hay cứu mạng dân lành, diệt trừ thú dữ. Vào năm 629, khi Đường Tăng dừng chân tại vùng Tiên Dương, biết tin Huyền Trang đang giảng kinh, người đàn ông xấu xí này liền tìm tới nghe, rồi bị cảm hóa, thấm dần tư tưởng nhà Phật. Ông một người một ngựa, tự nguyện tháp tùng Đường Tăng tới Tây Thiên, cùng sư phụ vượt mọi gian nan, hiểm trở trên đường lấy kinh

     Các bạn có thể xem thêm bài viết trên báo Đất việt ở Link liên kết dưới đây:             
http://baodatviet.vn/Home/doisong/Ton-Ngo-Khong-la-nhan-vat-co-that/20123/196067.datviet
      

Không có nhận xét nào: