MENU

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

TIỂU THUYẾT TUỔI THƠ – KỲ 9



                           TIỂU THUYẾT TUỔI THƠ – KỲ 9
                                                                                  Bình Minh (BVT)

                                                            SỐ ĐỎ

            Tôi biết và tôi hiểu những hy sinh và cố gắng vô cùng của bố mẹ tôi để có thể cho tôi đi học tiếp. Cũng chính vì thế mà tôi có thêm động lực và quyết tâm học hành thật tốt, thật tốt để không phụ lòng mong mỏi công sức mà họ đã dành cho tôi. Tôi thi đỗ cấp ba trung học phổ thông với số điểm khá cao tiếp tục được xếp vào lớp chọn của trường.
            Lên cấp ba tôi phải học ngày hai buổi mặt khác em gái tôi cũng lớn hơn có thể chăn trâu được nên tôi ít khi dắt trâu ra đồng mà đượ ưu tiên cho việc học nhiều hơn. Thấm thoát cũng đã hết nửa đầu học kì một của năm lớp mười, trường mới, bạn mới cũng đã quen thân hơn. Nhà trường bắt đầu thi tuyển chọn học ra những sinh giỏi cho các bộ môn để tập trng ôn thi cấp tỉnh. Vốn có khả năng trội hơn về các môn xã hội nên tôi đã được vài ba thầy cô giáo các môn xã hội gọi mời. Nhưng tiêu chuẩn nhà trường là một học sinh chỉ được phép chọn một môn học để ôn. Tôi đã quyết định chọn thamgia đội tuyển ôn tập môn lịch sử.        

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

TIỂU THUYẾT TUỔI THƠ KỲ 8 – SỐ PHẬN



                                                TIỂU THUYẾT TUỔI THƠ KỲ 8 – SỐ PHẬN
                                                                        Bình Minh (BVT)

                                                            SỐ PHẬN

           
            Từ khi kiên quyết từ bỏ cái thời kì kiếm tiền sơ khai thuở trẻ thơ đầy vui buồn xuôi nghịch tôi bắt đầu chuyên tâm vào đèn sách. Có lẽ cái giấy khen tiên tiến cũng như việc tôi vào được lớp chọn mà động lực học của tôi cao hơn hẳn. Cả năm lớp 8 tôi tiến bộ rõ rệt, rồi sang lớp 9 thì có quá nhiều sự đổi thay. Lần đầu tiên tôi được chọn tham gia đội tuyển học sinh giỏi của trường để thi cấp huyện. Sự đổi thay ấy là động lực và cũng còn có thêm cả phần may mắn đến với tôi bởi đội tuyển tôi tham gia có ưu thế hơn hẳn các đội tuyển khác về giáo viên hướng dẫn. Sự ưu thế nằm ở chỗ giáo viên hướng dẫn chúng tôi ôn tập là người có trình độ chuyên môn và có kinh nghiệm nhất trong toàn huyện. Cũng chính cô là người có được đề cương ôn tập ngắn nhất và trọng tâm nhất để tập trung cho chúng tôi ôn luyện chuyên sâu tránh lan man dài dòng. Kết quả sau kì thi đó môn địa lý mà tôi thi gồm có 3 học sinh đạt giải nhất toàn huyện. Chúng tôi được trung tâm giáo dục thường xuyên huyện gửi giấy báo mời vào trường năng khiếu của huyện để nhập học và ôn thi cấp tỉnh. Sau khi chuyển vào trường mới học được ba buổi thì tôi quyết định không thể tập trung vào một môn học duy nhất mà phải quay về trường cũ học tập nhằm mục đích học đều các môn để đạt kết quả cao và chuẩn bị cho kì thi cấp ba sắp tới.

TIỂU THUYẾT TUỔI THƠ KỲ 7 - ỐC BƯƠU



                                                TIỂU THUYẾT TUỔI THƠ KỲ 7
                                                                        Bình Minh (BVT)


                                                            ỐC BƯƠU

            Lũ trẻ ở cái xóm nghèo ven biển quê tôi sinh ra và lớn lên với đủ mọi vật lộn với thời cuộc. Thế hệ chúng tôi sinh ra vào đúng giai đoạn xã hội vận động chuyển sang đổi mới sau hàng loạt những khủng hoảng trầm trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hội. Trong kí ức thơ bé của tôi – một đứa trẻ trong một gia đình nghèo nhất cái làng quê nghèo ngày ấy vẫn còn in đậm những bữa ăn sáng vào những ngày mùa, cái bát cơm – gọi là cơm cho đúng với hương vị của cuộc sống chứ thực ra đó là một loại cám mịn mà những người say xát gạo thường bán. Khi người ta đổ thóc vào để xát thì gạo sẽ tuôn ra một cửa còn cám sẽ ra một cửa. Những mủi cám rất mịn sẽ theo tốc độ gió bay vào một cửa mà phía ngoài người ta đã buộc sẵn một cái bao vải rất to. Cứ say xát khoảng nửa tháng thì họ mới tháo bao ra rồi lấy số bột đó bán cho những ai cần mua. Có người mua về cho lợn ăn, còn riêng nhà tôi những ngày cuối cùng trước khi có đợt cơm mới thì chẳng còn được đáng là bao nhiêu gạo, dung để nấu ăn bữa chính còn chẳng đủ nói gì đến nấu ăn bữa sáng. Mà bữa sáng chỉ có những ngày mùa màng vất vả mới được ăn chứ ngày thường thì nhịn. Nhưng ngày ấy mẹ tôi mua loại cám mịn ấy về rồi nấu lên cho cả nhà lót dạ để có sức mà làm việc. Dư vị của nó thật không thể nào tôi quên dù rằng khi đó tôi cũng chỉ lên bốn năm tuổi. Quá khứ tuổi thơ tôi đọng lại không nhiều nhưng cái mùi và cái vị của món cám ấy thì không hiểu sao chẳng thể nào phai nhạt trong tôi. Nó có mùi thơm của gạo của cám, có cả vị chát lại có chút gì đó ngọt ngọt. Mẹ tôi thường nấu từ sớm, múc ra bát cho mỗi người một bát rồi đến bữa mọi người ngồi vào ăn, lúc ăn thì số cháo loảng ấy cũng đã nở ra và đông lại như một khối bánh với lấm tấm những màu trăng trắng của bột gạo điểm thêm những hạt li ti vàng vàng của bụi cám ăn vừa mềm mềm lại có cái gì đó lạo xạo trong miệng. Có những buổi cả nhà tôi đi gặt chỉ còn mình tôi ở nhà trông nhà, trông em rồi lúi húi cuàng lấy một nắm bột cám ấy cho vào nấu để ăn cho đỡ thèm. Với cái ý nghĩ trẻ thơ là có bột có nước thì đổ nhiều nước chút để nấu lên sẽ được nhiều hơn. Cái xoong 3 bơ mà tôi đổ tới một nửa xoong là nước mà chỉ có một nắm bột. Khi nấu lên nước đã sôi mà chẳng thấy sản phẩm nào như mẹ tôi đã làm cho cả nhà mọi sáng…. Có lẽ ở cái độ tuổi năm tuôi còn quá nhỏ để nhớ được nhiều điều nên những kỉ niệm quá khứ đó trong tôi cứ chập chờn ẩn hiện không  rõ ràng chi tiết nhưng cho mãi đến khi tôi bước vào cấp ba được học đến tác phẩm của Kim Lân thời nạn đói năm bốn năm khi bà cụ Tứ nấu món cám mừng con dâu mới mà bà gọi là Chè thì những hồi ức trong tôi bỗng trào về một cách rất đầy đủ và chân thực. Một sự đồng cảm chăng? Hay đó là niềm xúc động bất chợt? Hay đó là bản sao của một góc quá khứ mà mình đã trải qua? …

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐIỀU VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM - PHẦN IV

CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐIỀU
VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM
                                        Tác giả: BÌNH MINH (Bùi Văn Thạch)
CHƯƠNGIV
Những giá trị văn hóa đẹp trong cuộc sống của người Công giáo Việt Nam
            Tôi viết tiêu đề như thế không phải là phủ nhận những giá trị văn hóa truyền thống rất đẹp của mọi người dân Việt Nam kể cả lương dân lẫn giáo dân mà nhằm một mục đích suy niệm, tìm tòi ra những nét đẹp riêng mang BẢN SẮC KI-TÔ mà người công giáo Việt Nam đã tiếp nhận và hòa hợp nên một trong họ. Sự hòa hợp của cái bản sắc dân tộc và bản sắc Ki-tô giáo đã làm cho người Công giáo Việt Nam nên đẹp hơn ở nhiều khía cạnh đúng như giáo huấn của Vatican gửi cộng đồng giáo dân thế giới rằng: Sống đức tin trong lòng dân tộc!
            Là một bộ phận cấu thành cộng đồng dân tộc Việt Nam yêu dấu, người công giáo cũng mang trong mình những giá trị văn hóa truyền thống đã ăn sâu vào máu, vào trái tim vào nhiệt huyết, nó thấm đậm đến từng huyết mạch và hơi thở của họ như bao người dân Việt vậy. Dù bắc hay nam, đông hay tây, miền núi hay đồng bằng ven biển tất cả những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của họ đều mang một bản sắc rất chung Việt Nam nhưng cũng mang những giá trị riêng của từng vùng miền mà văn hóa học gọi là “Văn hóa Vùng”.

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

NHÃ CA TRONG CỰU ƯỚC: TÁC PHẨM TÌNH DỤC TUYỆT MỸ CỦA NHÂN LOẠI

 TS PHẠM TRỌNG CHÁNH
NTT: Tháng trước nhà thơ Việt Phương có gửi cho tôi bản dịch NHÃ CA của ông. Một bản dịch đầy chất thơ, với những ngôn từ tao nhã và gợi tình. Tôi đề nghị ông cho đăng lên nhưng ông bảo để xem lại đã. Trong khi chờ nhà thơ Việt Phương “xem lại”, tôi nhận được bài viết và bản dịch từ TS Phạm Trọng Chánh, Tiến Sĩ Khoa Học Giáo Dục, Viện Đại Học Paris V Sorbonne. Bản dịch này là một cố gắng đáng kể, xin giới thiệu để bạn đọc thưởng thức.
Nhã Ca là một tác phẩm văn chương cổ đại của dân tộc Do Thái, cách chúng ta khoảng 630 năm trước Tây lịch. Một áng văn chương trữ tình, mỹ tình dục nói lên lời yêu đương tình cảm và thân xác đôi trai gái. Một tác phẩm tuyệt tác trong kho tàng văn học nhân loại. Vào thời đại đồ sắt, nước Do Thái bị chia đôi làm hai nước và 12 bộ tộc, để thống nhất dân tộc Do Thái bị chia rẽ,ảnh hưởng việc vua Ai Cập đương thời chủ trương một vị thần duy nhất là thần Mặt Trời, thay vì hàng ngàn thần, vị vua đương thời Josias đã đề ra 7 điều thống nhất: Một vị thần Yavée duy nhất cho dân Do Thái, một dân tộc duy nhất, một vị vua duy nhất, một bộ sách giáo khoa  duy nhất, một thủ đô duy nhất là Jérusalem, một ngôi đền duy nhất, một nghi lễ tôn giáo Do Thái Giáo duy nhất. (Xem Israël Finkelstein et Neil Asher Silberman. La Bible dévoilée. Bayard. Paris 2002.)

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Chuyên đề tìm hiểu về đạo công giáo Việt Nam - Phần III


CHƯƠNG III. “ HỘI LÀNG” CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO
                                                                                         Tác giả: Bình Mình (BVT)

            
            Nói đến hội làng thì tôi chắc rằng bất kì ai là người Việt Nam cũng hiểu được giá trị và nét đẹp của nó. Tuy nhiên khi tìm hiểu đời sống của cộng đồng người Công giáo Việt Nam thì chúng ta lại không hề thấy họ có hội làng? Đơn giản bởi theo tín ngưỡng Ki-tô giáo thì các tín hữu chỉ được thờ một thiên chúa duy nhất “hết lòng, hết sức, hết linh, hết trí khôn” ngoài ra không có một chúa nào khác. Vì lẽ đó mà chẳng có thành hoàng làng, cũng chẳng có thổ công thổ địa cũng tức là chẳng có hội làng theo nguyên nghĩa văn hóa Việt Nam cổ truyền.
            Tưởng thế mà không phải thế!
            Người công giáo cũng có những cách thức riêng để làm nên một hội làng theo đúng tinh thần Ki-tô giáo. Cũng có đầy đủ phần lễ và phần hội như nhiều hội làng khắp cả nước nhưng nó được biến đổi một cách linh hoạt cho phù hợp với hoàn cảnh, văn hóa, phong tục, lối sống và niềm tin tôn giáo. Nó tạo nên một sự linh hoạt trong văn hóa cộng đồng giáo dân công giáo Việt Nam. Ở những vùng mà giáo dân chiếm đại đa số dân cư như khu vực Bùi Chu, Phát Diệm… chúng ta sẽ thấy văn hóa hội làng theo tinh thần Ki-tô giáo được thể hiện rất rõ.
            Ngày hội làng của người công giáo thường được chọn là ngày lễ thánh quan thầy bảo trợ của giáo họ (đơn vị làng của người công giáo). Thông thường mỗi một giáo họ, giáo xứ khi thành lập sẽ tự chọn cho mình một vị thánh trong số các vị thánh đã được giáo hội tuyên phong và suy tôn để làm vị thánh (“thần”) bảo trợ cho giáo dân của giáo họ, giáo xứ đó (giống như các vị thần, thành hoàng làng vậy). Và mỗi năm khi đến ngày mà giáo hội suy tôn vị thánh đó thì những giáo dân, giáo xứ sẽ tổ chức lễ hội, rước kiệu linh đình với niềm vui khôn tả và một tinh thần rất đậm chất suy tôn. Ví dụ như giáo xứ - nhà thờ chính tòa Bùi chu hàng năm sẽ suy tôn vị thánh quan thầy là Đa-minh vào ngày 8/8 dương lịch; hay như vương cung thánh đường- đền thánh Phú Nhai (thuộc Bùi chu) sẽ tổ chức lễ kính thánh quan thầy vào ngày 8/12 – ngày giáo hội dành để tôn vinh Đức mẹ vô nhiễm nguyên tội; hay như ngày 3/12 là ngày suy tôn thánh Phanxico Xavie của giáo xứ Lạc Nam(Bùi Chu)…
            Trong những ngày chuẩn bị lễ kính đó toàn thể giáo dân, các hội đoàn được triệu tập để tập dượt lại các chuyên môn của mình như hội trống, hội kèn tây, hội bát âm, hội trắc … Giáo dân và các chức sắc tôn giáo cũng chung tay dòn dẹp sơn sửa lại kiệu thánh, khuân viên nhà thờ … sao cho thật đẹp đẽ khang trang. Nhà nhà, người người đều tập trung dòn dẹp nhà riêng đẹp hơn, sạch hơn rồi tham gia dọn dẹp thánh đường. Mọi người đi mời khách là những người thân quen ở các làng khác (giáo họ giáo xứ khác) đến tham dự thánh lễ và sau đó sẽ về nhà gia chủ cùng chung bữa cơm vui tươi dầm ấm!
            Đến ngày lễ giáo dân từ già trẻ, gái trai đến các ông các bà trung niên, các cụ cao niên ai vào hội đấy đều nghiêm trang cùng hội đoàn của mình tham gia đoàn rước kiệu kính thánh quan thầy theo đường rước quanh khu nhà thờ đã được quy định từ trước. Cuộc kiệu này nhằm suy tôn vị thánh quan thầy đã bảo trợ giáo dân, giáo họ, giáo xứ, đồng thời cũng nhằm thể hiện niềm vui và hạnh phúc của mỗi người dân trong ngày hội lớn của làng. Mặt nữa còn thể hiện niềm tin và tinh thần Ki-tô giáo phong phú và đặc sắc.
            Cũng tùy từng giáo họ to hay nhỏ, nhiều hội đoàn hay ít  mà người ta tổ chức cuộc rước dài hay ngắn. Dưới đây tác giả xin được nói về diễn trình của một cuộc rước với đầy đủ các đoàn hội tổ chức thường thấy theo một trình tự như sau: